NUÔI DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC – CHÌA KHÓA DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG.
Từ năm 2018, ETH đang triển khai một số hoạt động nhằm giúp trẻ nuôi dưỡng cảm xúc tích cực thông qua các hoạt động như thực hành chú tâm, vòng tròn chia sẻ, thực hành biết ơn thông qua dự án cây ăn quả, lá biết ơn. Vậy vì sao cảm xúc tích cực lại quan trọng đến vậy, nó có tác động như thế nào đến quá trình phát triển của trẻ và làm thế nào để bố mẹ có thể nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của con. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bố mẹ hiểu và giải đáp được những băn khoăn trên.
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy cảm xúc là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, bằng việc giải phóng các cảm xúc bị dồn nét và thay đổi tâm trạng từ tiêu cực sang tích cực, mỗi người hoàn toàn có thể tự phục hồi sức khỏe cho chính mình mà không cần đến gặp bác sĩ.
Bạn có thể cảm nhận được cảm xúc trong cơ thể dưới dạng các thay đổi về sinh lý, chẳng hạn, khi thấy xấu hổ, khuôn mặt sẽ đỏ ứng và tim đập nhanh hơn hay sợ hãi khiến cho bụng và các bó cơ bị căng ra để có các phản ứng tương ứng như chạy thoát thân hay tự vệ.
Các nhà nghiên cứu ở Khoa tâm lý, Đại học Carnegie Mellon (Pittsburgh, Pennsylvania) cho biết “các nhân tố thuộc về tâm lý có thể tác động tới khả năng miễn dịch và các căn bệnh gián tiếp ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Đồng thời, nghiên cứu cũng phát hiện ra một bằng chứng có giá trị rằng các yếu tố như căng thẳng, tác động tiêu cực (cảm xúc), trầm cảm lâm sàng (clinical depression), hỗ trợ xã hội (social support) và sự đàn áp/phủ nhận có thể ảnh hưởng tới cả các chỉ báo thuộc về tế bào và thể dịch [hệ bạch huyết – lympahtic fluid] của chức năng và tình trạng miễn dịch”.
Tham khảo video tại đây:
☘️Tác động của cảm xúc tích cực đối với sức khỏe
Tham khảo video tại đây: https://youtu.be/PU0QOKIPU9o
Xã hội phát triển, con người càng ngày càng đối diện với nhiều vấn đề phức tạp, nhưng nếu một người biết nhìn nhận nó theo chiều hướng tích cực như trên thì sẽ luôn cảm thấy mọi thứ suôn sẻ, dễ dàng hơn và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn; trái lại, một người khác chỉ thuần túy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực thì sẽ cảm thấy cuộc sống thật đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán, thậm chí là đầy những khó khăn đến nỗi không thể nào lạc quan được!
Cuộc đời bên ngoài là sự phản chiếu những suy nghĩ bên trong của chúng ta. Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì chúng ta có khuynh hướng sẽ sống như thế ấy! Con người trưởng thành về mặt tinh thần là con người biết tự động viên, khích lệ chính mình bằng những suy nghĩ đúng đắn, tích cực.
Trước vô số lần thử nghiệm thất bại trong quá trình nghiên cứu, Thomas Edison vẫn luôn cảm thấy niềm vui, ông nói: “Trong đời mình tôi chưa bao giờ phải làm việc một ngày nào, vì ngày nào cũng đầy niềm vui”. Phải chăng Thomas Edison có thể đạt được con số kỷ lục (1093) về bằng phát minh sáng chế nhờ luôn nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong tâm hồn? Những cảm xúc tích cực là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành động, là thanh nam châm hút những gì tốt đẹp và những người có cùng những cảm xúc tích cực.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 70% doanh nhân thành đạt là những người làm chủ được cảm xúc trước tất cả mọi tình huống dù tốt hay tồi tệ. Họ thường xét tình huống dưới góc nhìn tích cực. Cảm xúc tích cực tạo động lực thúc đẩy hành động vượt qua trở ngại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
Các nghiên cứu y học cho thấy cảm xúc tích cực hoạt hóa những chức năng sinh lý như hệ nội tiết, hệ miễn dịch, các chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitters) làm cơ thể tiết các hóc môn endorphin (có tác dụng giảm đau, tạo cảm giác thoải mái), serotonin, dopamine (gây hưng phấn, ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ, cảm giác ngon miệng, nhận thức và ghi nhớ)… Các hóc môn đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, và giúp con người vượt qua bệnh tật cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đúng vậy, cảm xúc tích cực giúp tăng thêm niềm tin và nghị lực sống, mang lại những lợi ích lớn lao trong việc tạo dựng và củng cố các mối quan hệ. Do có tính lan truyền nên nếu những người xung quanh bạn là những người tích cực thì bạn cũng sẽ cảm nhận nguồn năng lượng tích cực ấy và trở thành tích cực. Đồng thời những cảm xúc tích cực còn có tính nam châm giúp củng cố và mở rộng thêm các mối quan hệ với những người tích cực.
☘️Làm thế nào để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực?
Điều đáng nói là, những suy nghĩ tích cực không phải tự nhiên tìm đến với chúng ta. Nó phải do chính bản thân mỗi chúng ta tự nuôi dưỡng lấy. Vậy thì từ nay, bạn đừng nhìn những sự việc trong đời bằng cái nhìn tiêu cực như lâu nay bạn vẫn nhìn. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực chiếm lĩnh cả cuộc sống của mình, càng không nên để nó điều khiển bản thân mình! Thay vào đó, bạn hãy thay đổi cách nhìn về cuộc đời, về con người, bằng một thái độ tích cực, để làm phong phú tầm nhìn của bản thân.
Bước 1: Tìm hiểu về cách trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực:
Một khi gặp cảm xúc tiêu cực, đừng cố gắng tìm cách né tránh hoặc phớt lờ những trải nghiệm tiêu cực. Thay vì vậy, hãy cân nhắc cách mà bạn có thể thực hiện để điều chỉnh các trải nghiệm này. Bạn có thể học hỏi từ chúng hay không? Bạn có thể thay đổi quan điểm của mình theo hướng khác hay không?
Ví dụ, hãy xem xét tình huống của nhà phát minh Myshkin Ingawale. Trong Sự kiện Hội thảo TED Talk (hội thảo toàn cầu về công nghệ, giải trí, thiết kế) vào năm 2012, Ingawale đã kể câu chuyện về quá trình mà ông phát minh ra thiết bị để cứu sống sinh mạng của phụ nữ mang thai tại vùng sâu vùng xa của Ấn Độ. 32 lần đầu tiên ông thử tiến hành chế tạo thiết bị đều kết thúc thất bại. Hết lần nọ đến lần kia, ông phải đối mặt với nguy cơ suy nghĩ về trải nghiệm của mình như một thất bại và từ bỏ nó. Tuy nhiên, ông đã lựa chọn sử dụng kinh nghiệm này để học hỏi, và ngày nay, phát minh của ông đã giúp làm giảm tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai tại vùng nông thôn Ấn Độ xuống 50%.
Một ví dụ khác, hãy xem xét câu chuyện của bác sĩ Viktor Frankl, người đã bị Nazi bắt giam vào trại tập trung trong thời kỳ Holocaust (thời kỳ diễn ra cuộc tàn sát chủng tộc trong Chiến tranh Thế giới II). Mặc dù phải đối mặt với thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, bác sĩ Frankl đã chọn cách nhìn nhận tình hình theo hướng riêng của mình, ông viết rằng “Họ có thể lấy đi tất cả trừ một thứ: sự tự do cuối cùng của con người – để lựa chọn thái độ đối diện với hoàn cảnh, để lựa chọn con đường riêng của mình”.
Thay vì cho phép bản thân phản ứng tiêu cực ngay lập tức khi đối diện với thách thức và trải nghiệm tiêu cực, hãy chậm lại và đánh giá tình hình. Điều gì thật sự đã đi sai đường? Điều gì thật sự đang bị đe dọa? Bạn có thể học hỏi được điều gì để có thể thay đổi tình hình trong tương lai? Kinh nghiệm này có khiến bạn trở nên tử tế hơn, rộng lượng hơn, không ngoan hơn, mạnh mẽ hơn? Dành thời gian để suy niệm về nó thay vì chỉ nhìn nhận nó theo nghĩa tiêu cực sẽ giúp bạn có thể tái diễn giải vấn đề.
Bước 2: Một số hoạt động giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực.
👉Hoạt động 1: Thiết lập mục tiêu cho bản thân.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bằng cách thiết lập mục tiêu, bạn có thể nhanh chóng trở nên tự tin và tràn trề hy vọng, ngay cả khi bạn không thể hoàn thành chúng ngay lập tức. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ. Bạn không nên tiến hành thực hiện những việc to tát ngay lập tức. Chậm mà chắc. Bạn nên đề ra mục tiêu cụ thể. Mục tiêu “trở nên tích cực hơn” là mục tiêu tuyệt vời, nhưng nó quá lớn đến nỗi bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu. Thay vì vậy, hãy thiết lập mục tiêu nhỏ hơn, chẳng hạn như “Thực hành chú tâm hai lần một tuần” hoặc “Mỉm cưới với người lạ mặt một lần mỗi ngày.
Tham khảo lợi ích của hoạt động chú tâm và thiền ở link này: https://www.facebook.com/697155976978902/posts/2136375729723579/
Hướng dẫn thực hành chú tâm cho trẻ tại nhà:
👉Thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác. Lòng trắc ẩn được thể hiện thông qua một hành động tử tế nào đó mà bạn thực hiện cho người khác, đặc biệt nếu đó là người phải chịu nhiều thiệt thòi hơn bạn. Nó thật sự có thể tăng cường sự tích cực cho bạn. Ví dụ, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi một người nào đó làm công việc từ thiện, họ thật sự cảm thấy hạnh phúc tương tự như khi bản thân họ nhận được tiền! Hãy suy nghĩ về những cách mà bạn có thể thực hiện để giúp đỡ người khác, cho dù nó có dựa trên phương diện cá nhân hoặc trên phương diện cộng đồng, và luyện tập lòng trắc ẩn.
Hãy cố gắng dành tặng những món quà nhỏ cho những người xung quanh, thậm chí nếu người đó là người lạ. Mua cho một người ngẫu nhiên đang xếp hàng cùng bạn một tách cà phê. Gửi cho một người bạn một thứ gì đó mà bạn đã cùng thực hiện với anh ta. Tặng quà kích thích sự sản xuất dopamine trong não – thật ra, bạn có thể sẽ nhận được “sự dâng trào niềm hạnh phúc” từ hành động của mình nhiều hơn so với người được nhận quà!
Một số hành động thể hiện sự tử tế:
Lòng Trắc ẩn khiến bạn sống hạnh phúc hơn
👉Luyện tập lòng biết ơn. Lòng biết ơn không chỉ đơn thuần là một cảm xúc, nó là một hành động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng biết ơn giúp thay đổi quan điểm của bạn gần như ngay lập tức; giúp bạn cảm thấy tích cực hơn, củng cố mối quan hệ của bạn với người khác, khuyến khích sự cảm thông, và tăng cường sự hạnh phúc.Nỗ lực nhận biết tất cả những điều tích cực nhỏ nhặt trong ngày. Hãy viết chúng vào nhật ký, chụp ảnh để đăng lên Instagram, viết về chúng trên Twitter – bất kỳ hành động nào có thể giúp bạn nhận thức và ghi nhớ những điều nhỏ nhặt mà bạn cảm kích. Ví dụ, nếu chiếc bánh việt quất do bạn tự làm khá ngon hoặc một người bạn của bạn khen bộ quần áo mà bạn mặc, hãy ghi chú lại những điều này! Chúng sẽ nhanh chóng gia tăng số lượng.
👉Viết nhật ký.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự tích cực thật sự có thể được nhìn nhận theo như một công thức toán học: ba cảm xúc tích cực để thay thế cho mỗi cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn duy trì được sự cân bằng lành mạnh. Viết nhật ký không có nghĩa là bạn viết về danh sách những điều mà bạn không thích. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu bạn chỉ tập trung viết về cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực, bạn sẽ tăng cường mức độ ảnh hưởng của chúng đến bạn, khiến bạn cảm thấy tiêu cực hơn. Thay vì vậy, hãy viết về cảm xúc của mình mà không cần phải bày tỏ nhận xét rằng chúng tốt hay xấu. Ví dụ, hãy viết về cảm xúc tiêu cực như sau: “Hôm nay tôi cảm thấy rất buồn vì các bạn trêu chọc cân nặng của tôi”. Sau đó, hãy suy nghĩ về phản ứng của bạn. Bạn phản ứng như thế nào tại thời điểm đó? Bây giờ thì bạn sẽ lựa chọn phản ứng như thế nào khi bạn không ở trong tình cảnh đó? Ví dụ: “Lúc đó, tôi cảm thấy thật tệ về bản thân mình, tôi cảm thấy rằng mình thật vô dụng. Bây giờ khi nghĩ lại, tôi nhận ra rằng bạn của tôi thường lạnh lùng với tất cả mọi người. Người khác không được phép đánh giá bản thân tôi hoặc giá trị của tôi. Chỉ có tôi mới được phép làm vậy”.
Hãy nghĩ về cách mà bạn có thể sử dụng những trải nghiệm này như là cơ hội để học tập. Làm thế nào để bạn có thể sử dụng điều này để phát triển cá nhân? Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Ví dụ: “Lần sau khi một ai đó nói một điều gì đó gây tổn thương cho tôi, tôi sẽ nhớ rằng phán quyết của họ không thể hình thành giá trị của tôi. Tôi cũng sẽ nói với người bạn của tôi rằng lời nhận xét của anh ta rất lạnh lùng và gây tổn thương đến cảm xúc của tôi để tôi sẽ luôn nhớ rằng cảm xúc của tôi mới chính là điều quan trọng nhất”.
Đừng quên viết về những điều tích cực! Dành một vài phút để viết về sự tử tế của một người lạ mặt, về cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, hoặc một cuộc tán gẫu thú vị với một người bạn sẽ giúp bạn “lưu trữ” các khoảnh khắc này để bạn có thể ghi nhớ về chúng. Vì nếu bạn không tập trung vào chúng, chúng sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng mà bạn không hề hay biết.
☘️ Làm thế nào để nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của trẻ?
Bước 1: Gọi tên cảm xúc, không phán xét.
Ba mẹ cần dạy trẻ gọi tên các cảm xúc ngay từ nhỏ. Hãy phân tích để trẻ hiểu khái niệm về các loại cảm xúc khác nhau như buồn, vui, giận dữ, thèm muốn, sợ hãi, lo lắng… cho đến các nhận thức đúng thế nào là tự tin? Thế nào là bao dung? Thế nào là dũng cảm?
Bước 2: Liên hệ cảm xúc với các sự kiện gây nên cảm xúc đó
Từ các hoạt động và những sự việc diễn ra trong đời sống, hãy dạy con cách hiểu về các loại cảm xúc với việc đặt câu hỏi liên quan đến các loại cảm giác, lý do, giải thích nguyên nhân sự việc…
Ví dụ: Con thấy hạnh phúc vì hôm nay con nhận được lời khen từ cô giáo, con thấy buồn vì hôm nay bạn không chơi với con,…
Dạy con kỹ năng biết chia sẻ càng sớm càng tốt. Từ những sự bộc lộ thể hiện cảm xúc của mình trẻ sẽ biết cách hòa nhập, đàm phán với bạn bè và tìm được niềm vui. Cách dạy rất sinh động và giúp trẻ dễ nhớ và nhớ lâu bằng cách thông qua trò chơi đóng kịch, hoặc kể những câu chuyện từ sự trải nghiệm thực tế… rồi khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình.
Đó là cách khơi mở và là chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn đứa trẻ. Bốn cấp độ khác nhau tạo thành chỉ số thông minh cảm xúc cao hay thấp mà bố mẹ cần vun đắp, bồi dưỡng cho con là nhận biết cảm xúc, hiểu được cảm xúc, tạo ra cảm xúc và biết quản lý cảm xúc của bản thân.
Các chuyên gia giáo dục đưa ra lời khuyên phụ huynh nên tôn trọng cảm xúc của con, hãy kiên nhẫn và luôn hướng con vào các suy nghĩ tích cực, nhìn thấy khía cạnh khác của vấn đề để chúng vượt qua khó khăn. Muốn con mình tự tin và bạo dạn, hãy khích lệ lắng nghe chúng nói lên chính kiến của mình, tránh dạy con theo kiểu áp đặt, kiềm chế cảm xúc.
☘️ Nguyên tắc:
1. Tôn trọng cảm xúc của con
Bố mẹ nào cũng muốn nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ luôn hạnh phúc, thế nhưng, đôi khi mong muốn đó của bố mẹ lại trở thành áp lực cho trẻ khi mà họ thường xuyên phủ nhận các cảm xúc tiêu cực của trẻ.
Các bước thể hiện sự tôn trọng và đồng cảm với cảm xúc của con bao gồm: Thể hiện sự thấu hiểu với con (bằng những câu nói như “Bố mẹ hiểu/ Bố mẹ nghe con đây/ Bố mẹ biết…”), giúp con gọi tên cảm xúc của mình, cho con thời gian để chúng tự đi qua những cảm xúc của chúng, đừng tìm cách chặn chúng lại.
2. Lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên
Cuộc sống hiện đại ngày càng tách rời trẻ nhỏ với thiên nhiên, và vì thế cũng khiến chúng dễ trở nên căng thẳng hơn, vì thế, hãy dành mọi thời gian có thể để đưa trẻ về gần với thiên nhiên hơn, từ những việc đơn giản như cùng con lắng nghe tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, tiếng vo ve của các loài côn trùng, tiếng gió thổi hay tiếng sóng biển rì rào… bởi vì đó chính là những âm thanh giúp xoa dịu tinh thần và dạy trẻ yêu thương cuộc sống từ những điều đơn giản nhất.
3. “Gói” mỗi ngày trôi qua thành một món quà
Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, hãy cùng con thủ thỉ về một ngày mà trẻ đã trải qua. Bố mẹ có thể hỏi con những câu hỏi như “Hôm nay con muốn cảm ơn ai?; Hôm nay con đã được ai giúp đỡ/ con đã giúp đỡ được ai?; Con biết ơn ai nhất?; Con đã làm điều gì để (ai đó) vui hay buồn…”. Những chia sẻ như vậy giúp trẻ cảm nhận được mỗi ngày trôi qua của mình đều là một món quà ý nghĩa và đặc biệt; đồng thời cũng là cơ hội để bố mẹ giúp trẻ hiểu rằng, cuộc sống mỗi người trở nên vui vẻ và hạnh phúc không phải vì những điều gì đó to tát mà từ những điều rất nhỏ bé và giản dị.
4. Dành thời gian cho con
Có một điều chắc chắn rằng cha mẹ sẽ không thể làm được điều gì tốt đẹp cho con nếu như không dành thời gian cho chúng. Chỉ có dành thời gian để chơi với con, trò chuyện với con, kiên nhẫn lắng nghe con bố mẹ mới hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của trẻ. Hãy lưu ý rằng, khi ở bên con, bố mẹ nên dành trọn tâm trí và trái tim của mình để chia sẻ hoạt động cùng trẻ, hãy cất điện thoại và tạm gác lại các mối quan tâm khác nhé.
5. Trở thành những ông bố, bà mẹ hạnh phúc
Chúng ta đang sống trong một xã hội chứa đầy một thứ mà các nhà tâm lý học gọi là ảnh hưởng rối loạn (dysregulated affect) khiến cảm xúc dễ bị thay đổi – tức là những người lớn không thể điều hòa được cảm xúc của mình. Hẳn là chúng ta thường xuyên nhìn thấy những người lớn bặm môi, trợn mắt, họ hét, giục giã, hối hả… và họ chính là tấm gương mà những đứa trẻ nhìn vào hàng ngày. Vì thế, cách tốt nhất để bố mẹ giúp con có những cảm xúc tích cực là học cách kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của chính mình.
Tài liệu tham khảo:
http://www.chungta.com/…/…/loi_ich_cua_cam_xuc_tich_cuc.html
https://hoavouu.com/…/hay-nuoi-duong-nhung-suy-nghi-tich-cuc
https://mgift.vn/…/nhung-viec-nh-giup-bo-me-nuoi-duong-cam-…
https://kidshealth.org/en/teens/positive-emotions.html
http://greatergood.berkeley.edu/…/are_you_getting_enough_po…
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3122271/
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.