NHÀ MÌNH CÓ MUỐN HOMESCHOOL KO?
Mấy ngày hôm nay, có nhiều bài chia sẻ về Homeschool. Với những gì mình đang làm với con, cũng muốn có cái nhìn đa chiều để cha mẹ có thể có nhiều lựa chọn con đường giáo dục và phát triển cho con mình.
Điều đầu tiên, em khẳng định home school là rất tốt và tính giáo dục của nó cũng rất cao. Ở các gia đình homeschool, thường người cha hoặc người mẹ sẽ đảm nhiệm phần tìm hiểu kiến thức và dạy cho con. Bản thân họ có thể không phải là một nhà sư phạm nhưng họ cũng là những người có học thức cao và đủ năng lực để homeschool cho con. Ngoài ra, tình yêu và sự tâm huyết của cha và mẹ là liều thuốc duy nhất có thể chưa mọi loại bệnh và vấn đề của con. Bản thân em cũng là mẹ của 2 bé khó dạy và cá tính, bản thân em cũng nhận thấy thực sự nếu cứ phó mặc con cho các cô thì rất khó để con em có thể phát triển vượt trội, đặc biệt là những bé có vấn đề về nhận thức, khả năng tập trung và tâm lý.
Home school với việc tập trung vào học 1 mẹ/cha – 1 vài con, 1 nhóm phụ huynh với 1 nhóm học sinh, sẽ cá biệt hóa được được quá trình học tập, ko ai hiểu con bằng cha mẹ, nên từ đó cũng hỗ trợ con được nhiều hơn.
Như vậy, đối với em Home school là 1 cha/mẹ dành toàn tâm toàn ý chăm sóc và dạy dỗ con dưới sự hỗ trợ của các giáo trình và chương trình home school online.
Học homeschool có lẽ do 2 nhu cầu:
– Bé đặc biệt và hệ thống trường học ko thể đáp ứng được nhu cầu học tập của bé
– Cha mẹ đặc biệt, đặt những tiêu chuẩn giáo dục khác biệt so với khả năng đáp ứng của trường học, mà ở việt nam thì chủ yếu do hệ thống giáo dục lạc hậu cả về phương pháp, giáo trình, cơ sở vật chất…
Nếu tập trung thành 1 nhóm học sinh, 1 nhóm phụ huynh thuê giáo viên về dạy các học phần, theo em nghĩ, đó lại ko phải là home school, mà đó là hình thức học tập nhóm tự phát. Nhóm có thể chục bạn hoặc vài trăm bạn. Bởi việc dạy dỗ trẻ lúc này do các giáo viên được thuê để dạy nên nó cũng ko phải là home school do cha mẹ đảm nhận.
Có rất nhiều trẻ đặc biệt thành công, có nhiều trẻ phát triển vượt trội với mô hình dạy dỗ homeschool. Do đó, homeschool ko có đúng hay sai. Và các quan điểm giáo dục, theo em cũng ko có đúng hay sai mà chỉ là phù hợp hay không phù hợp với các gia đình, với xu hướng chung của xã hội. Trong giáo dục, 1 người đi ngược lại xu hướng chung, có thể lại là người có những thành công vượt trội. Sự đa dạng chính là một đặc tính vô cùng quan trọng trong giáo dục, một phương pháp có thể đúng với 99 trẻ nhưng sang trẻ thứ 100 lại hoàn toàn thất bại và ta lại phải nghĩ ra phương pháp mới chỉ có 1 trẻ đặc biệt đó.
Chưa kể theo những nghiên cứu mới đây, đã chỉ ra rằng tác động của trường học chỉ chiếm từ 10-25% vào sự thay đổi ở một đứa trẻ,10-20% từ các yếu tố nội tại của con còn 55-70% sự thay đổi của đứa trẻ do gia đình và xã hội tác động đến. Nên dù trường có tốt tới đâu, cũng ko phải là nhân tố quyết định tới sự thay đổi tích cực hay ko tích cực ở một đứa trẻ.
Về phía gia đình em, em ko chọn homeschool cho con, mà chọn phối hợp giữa giáo dục nhà trường và giáo dục tại gia đình bởi nhà trường tác động vào con tối đa 25%, gia đình tác động vào con 30%-50%, xã hội tác động vào con 15-205%, bản thân con 15-20%. Vì những lý do sau đây mà em ko chọn homeschool:
1. Rủi ro: Em là dân kinh doanh mà, nên thấm nhuần tư tưởng bỏ trứng vào nhiều rổ thì cũng đỡ bị rủi ro hơn. Ví dụ trường, nhà, hay xã hội để có những ưu và nhượng điểm, nếu nhà mình ko tốt lại giữ con home school thì có mà hỏng cả đứa trẻ. HOặc đang home school mà bố mẹ gặp rủi ro chết thì sao? Lúc đó con bơ vơ ở đâu, với ai, học tiếp theo thế nào? Nên em cứ chọn phương án an toàn nhất cho con là được rồi. Nhỡ em tỏi thì con em nó phải sống được độc lập thì mới tốt chứ?
2. Áp lực tài chính: Nói thật là nếu em nghỉ ở nhà mà dạy con, thì toàn bộ áp lực kinh tế dồn vào bố bọn trẻ. Em ko chỉ nghĩ đến con mà còn nghĩ đến chồng, em muốn 2 vợ chồng cùng đi kiếm tiền, cùng tích lũy thì cũng đẩy nhanh được quá trình dành dụm tiền. Chưa kể nếu lúc chồng em thấy áp lực, anh ấy cũng có thể nghỉ 1 thời gian để hồi sức cho một chặng đường dài khi mà em cũng gánh vác được khi anh ấy mệt mỏi. Hoặc khi em mệt mỏi chồng em cũng có thể gánh vác cho em nghỉ ngơi 1 thời gian. Em chỉ nghĩ, hôn nhân hạnh phúc khi chồng vợ đều hạnh phúc, ko bị áp lực hay quá ràng buộc gì quá nhiều vào con cái. Vợ chồng có những giây phút thảnh thơi, lúc cần khi ốm đau có thể toàn tâm toàn ý mà nghỉ ngơi.
Em sinh ra trong một gia đình mà mẹ ở nhà làm nội trợ, em cũng thấy mẹ em thật khổ khi cứ hàng tháng phải mong tiền của bố gửi ra để nuôi 2 chị em em ăn học. Lúc bố làm ăn được thì ko sao, lúc khó khăn, ko kịp gửi tiền ra đóng học phí, mẹ em phải chạy vạy vay người này người kia, rồi đa phần cuộc cãi vã của bố mẹ em là từ việc bố ko kịp gửi tiền ra đóng học, nuôi con. Em lúc đó nhìn mẹ mà sao khổ quá, em cũng ko muốn mình giống mẹ. Em muốn mình độc lập tài chính, lúc cần có thể có tiền cho bố mẹ, thích mua gì cho mình và con thì mua, vợ chồng phải luôn độc lập về tài chính là bài học xương máu em học được từ chính tuổi thơ và hoàn cảnh gia đình mình
3. Hạnh phúc của chính bản thân em hoặc chồng: Mặc dù 2 bạn nhà em khó nuôi, đứa thì ốm đứa thì chậm nói nhưng em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ ở nhà dạy con. Một người như em, từ nhỏ đi học đều rất giỏi giang, sao giờ lại ở nhà trông con. Em là con người của xã hội, của công việc. Em thích cảm giác được đi làm, hoàn thành xuất sắc công việc, được khen ngợi, được thành công và kiếm được tiền đủ tiêu. Em ko muốn hy sinh hạnh phúc của cuộc đời mình cho con hay gia đình 100%, để sau này già lại nối tiếc, ôi sao mình toàn tâm toàn ý cho chồng con mà lại ko ai thấu hiểu? Sao giờ mình già mà cô đơn quá? mình ngoài 2 đứa con chưa có làm được gì?
Em muốn tự hào kheo với con thời trẻ mẹ đã làm những gì, năng nổ ra sao, thành công ra sao.
Chưa kể, em muốn thông qua bài học từ công việc của chính em có thể từ đó dạy con những tình huống khi đi làm, làm thế nào để con thành công trong công việc và cuộc sống: giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp, sếp như thế nào, cách xử lý công việc ra sao, cách quản lý cấp dưới thế nào và bản thân em muốn mình luôn tươi mới, cập nhật kiến thức và công nghệ để mình ko trở nên già hay lạc hậu so với con.
Em muốn mình là một người mẹ sành điệu, năng động, thành công ngoài xã hội, cập nhật kiến thức và công nghệ, luôn tươi mới và hạnh phúc cũng như được giao du với những người thành công trên nhiều phương diện cả gia đình và xã hội.
4. Mong muốn của chính con em: Hai bé nhà em có lẽ giống mẹ, rất quảng giao. Hai bé ko có nhu cầu học một mình. Khi làm được một sản phẩm hay học được cái gì đó hay ho, 2 bé hay đem khoe với các bạn. Chính sự trầm trồ của các bạn ở trường, ở lớp lại là động lực cho chính con nhà em tiếp tục mày mò những thứ hay ho để làm. Chưa kể con học được bao điều hay ho ở trường: bị ăn trộm đồ – con biết là làm sao để lần sau ko bị trộm nữa, bị bắt nạt- con biết lần sau làm sao để ko bị bắt nạt nữa, gặp phải giáo viên chán ngắt- con biết là học ko phải giáo viên nào cũng giỏi, và đôi lúc phải biết chịu đựng, con bị giáo viên, bạn bè ghét – học được cách giải quyết xung đột và cải thiện mối quan hệ. Đương nhiên, em bằng kinh nghiệm đi làm của mình giúp con ứng dụng giải quyết các vấn đề đó.
Như vậy trường lớp cũng lại là động lực, vừa là phản ảnh một xã hội đa dạng, em muốn con em được sống trong môi trường xã hội thu nhỏ vừa xấu vừa tốt ấy.
5. Em thấy trường lớp ở Việt Nam cũng ko phải là quá tệ, chịu khó một chút thì chính các phụ huynh chúng ta cũng xây dựng được một môi trường học tập tuyệt vời cho con.
Em nhớ mãi chị Nguyễn THị Phương Hoa tác giải Cuộc chiến tuổi dạy thì, chị ấy đã giúp con biến trường của con từ một trường công ác mộng trở thành ngôi trường ao ước được đến hàng ngày cho con chị ấy. Em cũng theo chân chị ấy và cũng biến trường công Trung Văn mà con em đã học 2 năm trở thành nơi con thích đến hàng ngày, trường thiếu gì ban phụ huynh chúng em lại nhảy vào mua, ngoại khóa nhảy vào làm. Nói chung trường con mà mẹ nhảy vào giúp như đúng rồi.
Rất nhiều chị cũng đã làm cho con, lao vào cải thiện trường học của con như vậy và họ cũng rất thành công.
Bản thân em cũng lớn lên từ hệ thống trường công, cũng từng bị một số giáo viên trù dập, bắt đi học thêm, cũng bị bạn bè kéo bè cánh ghét bỏ, có những năm đi học chả có bạn bao giờ. Thế rồi em cũng qua 12 năm học và đọng lại trong em chỉ toàn kỷ niệm đẹp, nói chung em ko có ấn tượng xấu về trường học.
Em muốn con học được cách, muốn có cái gì tốt đẹp thì bắt tay vào cải thiện nó con ah, con đừng ngồi đó mà chê bai hay mong muốn có một ngôi trường tuyệt vời khi mà con chỉ ngồi đó chê và chỉ trích. HIệu trưởng, giáo viên nghe đủ phê phán rồi, họ cần những cánh tay giúp đỡ con ah.
Chưa kể em gặp rất nhiều nhà giáo dục giỏi kinh doanh nhưng cũng có tâm. HỌ ko màu hồng hóa giáo dục và cũng ko đặt lợi nhuận lên hàng đầu. HỌ xây dựng những ngôi trường tốt cho các con học. Điển hình là trường 2 con em đang học, em hoàn toàn happy với trường của con, trước đây là trường làng Trung Văn và tiếp theo là trường con đang học bây giờ.
Kết lại một câu là em thấy homeschool là rất hay, nhưng mà nó ko hợp với nhà em, và nhà em là con đi học, bố mẹ đi làm, về nhà bố mẹ dạy dỗ uốn nắn con thêm.
Tặng các bố mẹ kèm ảnh con đi đến một ngôi nhà cho người khuyết tật, con cũng có học được rất nhiều từ đó. Học tập là ở khắp mọi thứ quanh ta, đời màu hồng khi ta luôn nhìn nó bằng ánh mắt lạc quan
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.