DẠY CON TĂNG ĐỘNG – GIẢM CHÚ Ý.
Bây giờ là 11h27 phút tối. Bình thường vào giờ này mình đã ngủ rồi, hoặc đang đọc 1 quyển sách nào đó trước khi đi ngủ sau 1 ngày làm việc 16 tiếng.
Hôm nay là một ngày đặc biệt, nên mình dẹp lại viêc nghỉ ngơi và sở thích đọc sách của bản thân để viết bài viết này. Mình biết có nhiều người mẹ đang đợi bài viết: dạy con tăng động. Có những người đã nhắc mình mấy lần rằng mọi người mong bài viết của mình. Nhưng đến ngày hôm nay, một người mẹ rơm rớm nước mắt trước mặt mình khi nghe mình trao đổi về tình hình học tập của con, nó gợi lại cảm giác của mình cách đây 2 tuần khi mình ngồi với cô giáo của Sóc và Nhím. Mình cũng ko cầm được nước mắt như người mẹ đó, cảm giác mệt mỏi và chán trường đến cùng cực, hoang mang và ko biết phải làm sao, liệu mình có sức để cùng con đi tiếp chặng đường tiếp theo. Mấy ngày hôm nay mình cũng đã lấy lại được cân bằng, và hy vọng bài viết này giúp cho người mẹ mà mình đã gặp tối nay cũng như nhiều mẹ có con tăng động khác cùng đồng hành để giúp con trở thành một đứa trẻ bình thường.
Mình từ nhỏ luôn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, ko hay quậy phá nghịch ngợm cho lắm (tuy cũng có nhiều lần tranh cãi với mấy đứa bạn học nhưng mà chắc là cũng thường thường thôi chứ ko quậy tung trời) và bố của bọn nhỏ cũng là một người trầm tính, nền nã. Vậy mà ngược với bố mẹ chúng, 2 bé nhà mình lại nghịch kinh khủng. Bé lớn Nhím nghịch theo kiểu rất thích thách thức người khác và hay làm phiền hà đến người xung quanh thích trêu bạn bè, còn bé bé Sóc thì hay ngồi lơ mơ như là ở 9 tầng mây, bé có thể nhìn chăm chăm vào bạn nhưng nghe mà không nghe, bé có thể đang ngồi lại đi ra đứng ngoài cửa sổ nhìn mây trời cả tiếng đồng hồ.
Nuôi 2 bé đã là vất vả, nhưng dạy 2 bé lại là một điều khó khăn nhất. Làm sao để một đứa bướng, nghịch, hay một đứa lãng đãng, nghe tai trái ra tai phải, và cả 2 đứa ko thể ngồi 1 chỗ quá 2 phút, hai đứa trẻ chỉ thích đánh trận giả, liên chân liên tay có thể ngồi học được đây? Bài toán quá ư là khó khăn.
Mình thời gian đầu rất buồn và nông nóng, mong mỏi dạy con sẽ đỡ đi. Nhưng rất tiếc là tự bản thân mình sau khi đã nuôi dạy 2 con mình thì mình nhận thấy phải sau 5-10 năm con mới có sự thay đổi. Do đó, việc đầu tiên của phụ huynh có con tăng động là phải tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân và phải thực sự hiểu quá trình giúp con tập trung và học được là nỗ lực không ngừng nghỉ của bố mẹ. Chúng ta sẽ không thể ngừng nghỉ dù là 1 tuần, bởi ko có sự nỗ lực của bố mẹ con sẽ ko có khả năng học được hay tập trung làm được 1 việc trọn vẹn.
Với các trẻ tăng động, bố mẹ cần xem xét:
Con trai thường dễ mắc hội chứng này hơn con gái và tỷ lệ tầm 20-30% bé trai là có biểu hiện tăng động khi còn bé. Ngoài ra, bọn trẻ trai nó cũng nghịch lắm, nên đến mức nào được gọi là tăng động giảm chú ý thì các mẹ phải đọc tài liệu để nhìn ra biểu hiện: ví dụ liên tục tay chân ko yên được 4-5 phút, thích nhảy nhót, hay gây bất hòa với bạn, khó ngồi các hoạt động tĩnh tập trung. Ngồi học 30p thì đi vệ sinh 10-15 lần, quay đi lại thấy bạn ấy đang nghịch cái gì đó ko nhìn vào bài, liên tục tay chân vận động.
Cho chúng chơi thể thao nhiều nhất có thể và tối thiểu 90p/1 ngày là điều vô cùng cần thiết để giúp chúng giảm việc nghịch ngợm. Nhà mình ngoài mỗi ngày chơi 90-120’ thì mình còn tổ chức 1 tuần 3 buổi bóng rổ và 1 buổi bóng đá cho các con chơi để cho con nó giải phóng năng lượng nữa. Thể thao với nhà mình rất quan trọng và là sống còn cũng vì lý do này ah.
Với kết luận này của bác sỹ kèm lộ trình bác sỹ đưa ra mình đã tìm hiểu thêm để có thể đưa ra các hoạt động rèn tính tập trung và giảm sự vận động.
Đấy toàn bộ quá trình mình dạy con từ 1 trẻ có tiềm năng bị tăng động giảm chú ý cao, rối loạn ngôn ngữ, chậm nói khi 26 tháng về là một trẻ có sức tập trung cao là như thế đấy ah. Mình thì thấy ko hề khó, việc dạy và rèn cho con ko khó như là khi mình đi làm quản lý tài chính, ko khó như khi mình đi kinh doanh. Nó chỉ đòi hỏi sự quyết tâm và đều đặn của các phụ huynh thôi ah.
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.
Mình có con cũng bị hội chứng ADHD, đang rất mệt mỏi và hoang mang. Đọc bài viết trên thấy rất muốn được gặp tác giả để học hỏi và chia sẻ viêc nuôi dạy trẻ bị ADHD. Có được ko ah?