NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP CÙNG CON
Làm thế nào để giao tiếp cùng con tuổi teen? Rất nhiều mẹ đã hỏi mình câu hỏi này, đặc biệt là khi con bước vào tuổi teen và cũng đến hôm nay mình mới có thời gian để viết. Có lẽ đã quá nhiều bài chia sẻ lý thuyết về nghệ thuật giao tiếp với con, nhiều khóa học của những chuyên gia giáo dục. Nên ở đây, mình chỉ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế khi làm mẹ, là người tiếp xúc nhiều với các bạn trẻ chứ ko dựa trên sách vở nào.
Mình có 2 cậu con trai, một bạn năm nay bước vào buổi 13 và một bạn 10 tuổi, và có một số học sinh ở độ tuổi cấp 2-3. Cũng đã có một thời gian mình thấy con cái không nói chuyện nhiều với mình, và khi mình hỏi: “hôm nay ở trường thế nào con”, thì chỉ nhận được câu trả lời “cũng bình thường mẹ ạ” hoặc “cũng tốt mẹ ah, hoặc cũng vui mẹ ah”. Các buổi giao tiếp thường sau dăm ba câu thì dừng lại bởi những câu trả lời rất là chung chung, và con cũng có vẻ ko muốn nói chuyện với bố mẹ. Mình cũng lo sợ lắm, vì mình cũng chứng kiến nhiều học sinh, nó luôn phải sống với nhiều vai diễn. Trước mặt thầy cô, bố mẹ thì là học sinh ngoan. Sau lưng thì cũng nói tục, chửi bậy, chơi bời, đi bar, đi sàn. Mình cứ liên tưởng đến những vai diễn đó, và cũng lo sợ chèn lên lo sợ.
Lúc đó, mình cũng đau đầu lắm. Cũng nghiên cứu nhiều sách vở, học nhiều khóa học về giao tiếp với con, rồi cũng nói chuyện được với nhiều học sinh lắm, rồi mà sao ứng dụng vào thực tế với con mình nó khó thế nhỉ. Mình mất đến vài tháng, cứ vắt tay lên trán mà nghĩ, làm thế nào để con chịu chia sẻ với mình. Cuối cùng thì, mọi lý thuyết giao tiếp này nọ mình vứt hết, mình tìm đến “Hiểu về trái tim” của thầy Thích Minh Niệm. Trong đó cuốn đó có nói rất nhiều về việc làm thế nào để xây dựng một mối quan hệ dựa trên yêu thương đúng cách. Mình đã áp dụng và đã thấy hữu ích vô cùng, và mình đã giao tiếp lại được với con. Giờ hàng tối cả nhà có thể nói chuyện hàng giờ, và mãi ko dứt, bọn trẻ cũng dám chia sẻ và tâm sự với mẹ nhiều điều vướng mắc, và mình cũng đã có thể trao đổi cả những lo lắng trong lòng mình cho các con, từ đó mà mình và con có sự hiểu và thông cảm cho nhau chứ ko chỉ dừng lại ở việc mình là người lắng nghe.
Đây là 3 bí quyết mình đã học được để từ đó giúp mình giao tiếp với con.
1. Mình học cách buông bỏ kỳ vọng và lo lắng về con.
Nếu nói là buông bỏ kỳ vọng và lo lắng, đây là điều mà trước đây mình đã nghe nhiều chuyên gia giáo dục nói lắm rồi. Và lúc đó, mình ko hiểu được. Cũng nghĩ rằng họ thật là tuyệt, còn mình, chả làm được, mình hay nổi nóng khi con mắc lỗi vì lo lắng cho con bị đau, hoặc vì lo lắng con bị người khác chê cười, hoặc vì lo lắng có thể người khác sẽ nghĩ mình ko biết dạy con, hoặc cũng vì lo lắng nếu nó cứ phạm lỗi thế này, tương lai của nó sẽ chả làm được gì ra hồn, rồi lại lo lắng nó chơi với bạn xấu thì sẽ trở nên xấu theo. Ôi lo lắng nhiều lắm mà ko dừng lại được. Mà lo lắng, sợ hãi về tương lai của con rồi thì bắt đầu kiểm soát. Con đi đâu, mấy h về, con ăn chưa, con học chưa? Sao con lại nghịch dại thế? Sao điểm của con kém vậy? Cứ như vậy, mỗi ngày con đối diện với tình yêu thương kèm sự lo lắng, sợ hãi và kiểm soát của mẹ con bắt đầu né. Và né là ko muốn gặp, ko muốn nói chuyện, thế thôi. Mình phát hiện ra là khi mình có nhiều lo lắng, sợ hãi thì mình phát ra một đầu không khí rất là u ám quanh mình. Mà đã là u ám, thì ai cũng sợ và né. Mặc dù con cũng yêu thương lắm nhưng khi nó cứ đối diện với mẹ là đối diện với những năng lực tiêu cực là nó bí bách ko chịu nổi và nó muốn tránh mình, thế thôi.
Sau đó mình có đọc rất nhiều các nghiên cứu nói về từ trường và năng lượng của con người. Thì mới biết hóa ra suy nghĩ và cảm xúc của mình cũng có một tần số, và phát ra một dạng năng lượng tiêu cực. Và cho dù mình có cố gắng gần con đến đâu nhưng trong người mình còn những lo lắng, còn sợ hãi thì nó sẽ phát ra trường năng lượng tiêu cực, và mình, có cố bằng mọi cách cũng dấu ko nổi. Bọn trẻ và mọi người cảm nhận được trường năng lượng này.
Đến khi mình tĩnh và tìm nguyên nhân của việc con ko chịu giao tiếp với mẹ, mình mới biết, và mới òa ra, hóa ra là do mình. Và mình bắt đầu thay đổi. Khi đọc hiểu về trái tim và trải nghiệm trên chính những thất bại làm mẹ, là vợ, làm đồng nghiệp, làm bạn của mình, mình mới thấy rằng, đúng là trường năng lượng này ảnh hưởng đến mọi mối quan hệ. Có những người gặp là ta đã thấy khoan khoái và muốn gặp mãi, có người nhìn mặt ta đã ko ưa nổi, chính vì tâm sinh tướng như vậy. Mình cũng nghiệm ra là có những thứ người khác nói, nếu chưa đủ trải nghiệm và va vấp, mình sẽ ko hiểu được. Đấy là lý do tại sao trước đây khi các chuyên gia nói phải trút bỏ lo lắng, sợ hãi thì mới hạnh phúc từ tâm và mới làm cho các mối quan hệ tốt lên, mình đã ko biết trút bỏ lo lắng và sợ hãi như thế nào. Và chỉ khi mình nỗ lực hết sức với con, để giao tiếp với con mà mình vẫn thất bại, mình mới thay đổi được suy nghĩ, và tự nghiệm ra được chân lý là phải buông bỏ lo lắng và sợ hãi cho con, lúc đó mới dạy được con. Thế là cũng từ đó, mình rút ra được một điều, với con cái cũng vậy. Nó cũng sẽ có lúc “khờ” như mình vậy, chỉ khi trải qua đủ mọi va vấp, học từ những thất bại và nỗi đau, thì con sẽ càng sớm trưởng thành. Và khi nhận thức được thất bại chính là người thầy tuyệt vời để con lớn, thì lúc này mình ko còn lo lắng khi con mắc lỗi hay làm sai nữa. Mình bình thản hơn. Vì cứ mỗi lần con mắc lỗi, làm sai, mình ko phê phán gì, chỉ phân tích là tại sao lại có hệ quả như vậy để con học cách tìm ra nguyên nhân trước mỗi thất bại và sai lầm của mình để con tự chiêm nghiệm và tự lớn.
Mình cũng tự AQ mình: nếu người ngoài có nói mình ko biết dạy con, ừ thì đúng là mình ko biết dạy con nên con mới làm sai nhiều và mãi chưa trưởng thành, nếu con mình có phạm lỗi: mình tự hỏi: lỗi này có chết người được ko, có vi phạm pháp luật ko, có hại đến ai ko? Nếu lỗi này ko chết người, ko vi phạm pháp luật, ko hại đến ai có nghĩa là chả có gì phải lo lắng, nó sẽ học từ thất bại này.
Cứ liên tục tự hỏi như vậy 3 câu trước bất kỳ lỗi lầm nào của con, mình đã từ từ thoát ra được khỏ lo lắng và sợ hãi cho sức khỏe và tương lai của con.
Bài học về khổ đau và nghi ngờ trong link bên dưới.
Khổ đau:
https://www.youtube.com/watch?v=WbPI7C0fhwI…
Nghi ngờ
https://www.youtube.com/watch?v=Rfb8v1QtAno…
2. Mình học cách lắng nghe sâu, lắng nghe thực sự
Sau khi buông bỏ được lo lăng và sợ hãi cho sức khỏe và tương lai của con, bỏ đi được sĩ diện với mọi người. Thì mình bắt đầu học cách lắng nghe sâu, ko phán xét con (mình đang thực tập để thuần thục lắng nghe với tâm từ bi, từ bi là cũng khó làm lắm).
Bạn có thể học cách lắng nghe sâu trong Phần Lắng nghe của “Hiểu về trai tim”, ngoài ra, mình cũng được học lắng nghe sâu trong 2 khóa: Kỷ luật tích cực của TS tâm lý Lê Văn Hảo, và trong khóa “ Kỹ năng tư vấn cho học sinh”.
Mình tổng kết lại kỹ thuật lắng nghe sâu cho các con thế này.
– Bạn phải giữ cho tâm luôn bình thản, phải dặn lòng luôn tập trung nghe, ko phán xét hay đưa ra lời khuyên gì cho con. Vì khi lắng nghe sâu là bạn chỉ cần nghe và thể hiện cho con là bạn đã lắng nghe con hết sức, bạn ko phán xét kiểu như:” Con làm thế ko được, con làm thế này mới đúng” Vì khi mình phê phán hay khuyên con sẽ kiến con có cảm xúc bố mẹ ko hiểu mà cứ cố can thiệp vào chuyện của con, Con nó sẽ ko nói nữa. Bạn muốn con nói cho bạn nghe hay bạn muốn con làm theo ý bạn trong cuộc đối thoại này. Phải tự nhủ lòng để mà lắng nghe bình thản.
– Khi lắng nghe thì phải thừa nhận cảm xúc của con, đừng chối bỏ cảm xúc của con. Bởi nếu bạn làm thế con sẽ dừng nói. Ví dụ: thấy con khóc, hãy ôm con và nói: “con buồn lắm ah, con chứ khóc đi”, đừng nói: “thôi con đừng khóc nữa, có gì đâu mà” ko có gì với bạn nhưng là chuyện lớn của con mà, sao lại bắt nó nín khóc. Hoặc khi thấy cái mặt nó hằm hằm thì hỏi: “Có phải con đang khó chịu chuyện gì ah? Con có muốn nói với mẹ ko” Con nó tuôn ra một tràng: thằng A nó chơi ăn gian, hôm nay ở lớp chơi bóng né và nó cố tình ném vào mặt con, con bực nó lắm. Thì lúc đó mình sẽ nói là: “ah, đúng rồi, nếu bị ai ném bóng vào mặt sẽ khó chịu lắm. Đây chính là kỹ thuật làm dịu cảm xúc tiêu cực và nhân đôi cảm xúc tích cực cho con. Cảm xúc, chỉ cần được nói ra, được vỗ về, quan tâm , thừa nhận là tự nó tan biến đi.
– Phải luôn tập trung vào lắng nghe câu chuyện của con, người hơi hướng vào con và câu chuyện của con, đôi khi hỏi lại nếu thông tin chưa nắm rõ, hoặc có khi gật gù “ à à, à ra thế”. Hoặc hỏi xác nhận: “vừa nãy con nói con bỏ ra ngoài khi gặp bạn A, vậy lúc đó con khó chịu lắm ah, và đó là giờ học ah con”. “Nếu là giờ học mà tự ý bỏ đi vậy có vấn đề gì ko con?”
– Trong khi lắng nghe hãy đặt các câu hỏi gợi mở để con tự nghĩ, ko đưa ra lời khuyên và hướng dẫn nếu ko được con đồng ý. Ví dụ khi mình muốn con tự nhận định nguyên nhân để lần sau ko mắc phải lỗi đó, mình lắng nghe con và hỏi: “lần sau theo con có cách nào để mình ko bị cô giáo phạt khiến mình khó chịu nữa ko con nhỉ”, hoặc khi con nói là “con ko biết” thì hỏi tiếp: “Con có cần mẹ đưa giải pháp ko?” Nếu con bảo có thì mình nói giải pháp cho con, Nếu con nói: “ko để con tự lo” thì để con tự tìm giải pháp. Vì khi con nói con tự lo thì có thể có 2 vấn đề: 1 là con đã có giải pháp nào đó mà chưa đủ dũng cảm chia sẻ với mình, 2 là nó ko muốn đối mặt với việc đó nên nó tránh. Mà đã là như vậy thì cả 2 trường hợp này cha mẹ ko nên tiếp tục bắt con phải ra giải pháp hay cố giúp con. Vì nó thực tế ko muốn mình giúp.
– Trong khi trò chuyện, mình cũng ko chỉ là người lắng nghe mà hãy chia sẻ ngược những câu chuyện của mình để từ đó con tự học ra bài học cho mình. Ví dụ: “ở cơ quan mẹ cũng có một sếp khó tính như là cô giáo con ấy, và mẹ hay đối phó với xếp thế này này… bla bla….” Mỗi câu chuyện chia sẻ chính là cung cấp bài học và sự hướng dẫn tự nhiên nhất với con chứ ko cần kỳ vọng con sẽ học được cách ứng xử giống mình. Mình chia sẻ trăm nghìn câu chuyện và con áp dụng được 5-7 chiêu của bố mẹ đã là thành công rồi. Có khi mình chia sẻ cả suy nghĩ của mình về con “sao mẹ cứ lo lắng và ko an tâm cho việc học của con con ah? Con thấy mẹ lo thế có đúng ko? Hoặc “mẹ nhìn thấy con cãi bà, mẹ buồn lắm, mẹ chỉ có 1 mẹ thôi, mà con mẹ lại đối xử với mẹ mẹ như vậy, mẹ vừa buồn, vừa khó xử, 1 bên là mẹ, 1 bên là con, biết bênh ai, biết đứng về ai? Cứ thế này mẹ phiền lòng lắm. Vài hôm sau thấy anh chàng chia sẻ: con ko cãi bà nữa mẹ ah, bà nói gì thì con im, mặc dù là bà nói nhiều thứ ko đúng….. Đây là nghệ thuật dạy dỗ đỉnh cao nhất, học một cách tự nhiên với những giá trị, niềm tin, cách ứng xử của gia đình được truyền đến con thông qua các câu chuyện tự nhiên.
https://www.youtube.com/watch?v=OR1ZAodOkuI&index=18…
3. Mình học cách chỉ nói những lời ái ngữ
Học nói những lời ái ngữ ko định kiến ở link sách “Hiểu về trái tim bên dưới”.
Định kiến
https://www.youtube.com/watch?v=GlaN5OSW3yE…
Ái ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=abvD4zRLJpc&index=19…
Mình ngộ ra được, muốn nói lời hiệu quả phải có Sự chân thành và mỹ từ. Mình đã ứng dụng rất nhiều trong giao tiếp với mọi người chứ ko chỉ với con, và cũng thấy khá là thành công.
Thế nên, nếu chỉ suốt ngày khen người ta, nói điều hay ý đẹp mà ko chân thành, thì từ tâm bạn vẫn phát ra sự dả dối tiêu cực. Và người ta sẽ nói: “bạn khéo lắm nhưng ko đáng tin”. Bạn đã bao giờ gặp những người mà khéo lắm như vậy chưa, nhưng bạn lại sợ tiếp xúc với họ. Bởi vì họ nói lời tốt đẹp nhưng ẩn sau đó là những động cơ ko chân thành muốn tốt cho bạn.
Còn người vừa dùng những lời khen, động viên, có khi chân thành nói về những sai lầm của bạn, nhưng khi có nói về sai lầm của bạn hay ai đó ko nhằm hạ thấp hay chỉ trích, mà chỉ nhằm giúp người đó nhận ra vấn đề và tìm giải pháp giải quyết vấn đề thì tự nhiên bạn trở thành người “đáng tin và đáng mến”, và với con cũng vậy.
Ví dụ: Con nói: Hôm nay con có nói thằng A là “đồ khoác lác” vì bạn ấy cứ hay nói ko thực về mình, ảo lòi ra mẹ ah”. Lúc đó mình ko phê phán, cũng ko trách con đã nói làm tổn thương bạn. Mình chỉ nói thế này: “Ừ , mẹ đã hiểu rồi con ah. Nếu gặp một ai đó cứ nói quá lên về mình, khoe khoang mẹ cũng sẽ có cảm xúc khó chịu và mẹ thấy họ tội nghiệp và đáng thương con ah”. Con: “Vì sao mẹ?”. mẹ: “Ừ vì một người ko có sự tự tin về phẩm chất bên trong của mình, ko tự tin ở một chỗ nào đó thì mới phải khoe ra những thứ vật chất, hoặc nói quá về mình, họ chắc là sợ hãi khi nhìn lại mình ko có gì nên mới phải khoe những thứ mình ko có. Cứ cố khoe rồi mọi người vẫn nhận ra họ chẳng có gì?” Thế nên nếu bạn ấy đã tội nghiệp rồi, thì mẹ cũng ko muốn khó chịu với 1 người tội nghiệp nữa.
Thế đó, mình chả áp đặt, ko đánh giá con, mà chỉ lựa lời chân thành và mộc mạc để nói về những điều trong cuộc sống, những giá trị mà bản thân mình và gia đình theo đuổi. Có thể bây giờ con chưa ngấm, những rồi sau này với những va vấp trong cuộc đời, con sẽ dần ngộ ra.
Ở ĐỜI MUỐN SỐNG HẠNH PHÚC HAY BÌNH AN, CẦN ĐẦU TIÊN LÀ NGƯỜI TỬ TẾ.
Toàn bộ cuốn: “Hiểu về trái tim” – có thể bạn ko có thời gian, hoặc nghe cũng ko hiểu, cũng ko sao, bởi bạn chưa hội tụ đủ trải nghiệm và duyên để hiểu, thế thôi. Cứ đợi thêm 1 thời gian nữa khi đủ khổi đau, đủ sai lầm, bạn sẽ quay về đọc toàn bộ quyển sách này và khi đã hiểu và ứng dụng nó, thì bạn giao tiếp với ai, hay với con cũng sẽ thành công.
https://www.youtube.com/watch?v=WbPI7C0fhwI…
Lien eth Nguyen
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.