BÍ QUYẾT DẠY CON TUỔI TEEN – TRAO CHO CON YÊU THƯƠNG
Một năm trước đây, khi con trai của mẹ bắt đầu vào độ tuổi teen, cả gia đình thực sự là stress. Lúc đó con học cuối lớp 5. Các thầy cô nói, bọn nhỏ bây giờ dậy thì lớn hơn thế hệ trước, nên cách đây 5-6 năm tuổi dậy thì la 13-14 thì nay là 11-12. Mẹ chợt giật mình, con của mẹ đã là teen rồi, đã bắt đầu lớn rồi.
Con bắt đầu phản ứng lại với cách nuôi dạy áp đặt của mẹ, mặt mày lúc nào cũng cau có, hỏi con là con gắt gỏng và cái gì ko vừa ý là con đập cửa đánh rầm. Mà bố/mẹ chưa nói được 1 câu là con chẹn họng “con biết rồi, bố mẹ đừng nói nữa”. Nhất là khi con được học trường tây – nơi mà các con được tôn trọng, được nói điều mình nghĩ thì xung đột với con càng lớn hơn.
Bố – một người điềm tĩnh – cả đời ko bao giờ cáu thế mà cũng liên tục va với con. Cả nhà lúc nào cũng căng thẳng, mặt mày ai cũng khó coi.
Mẹ thấy là, hình như có cái gì đó ko ổn. Nếu tiếp tục thế này, bố mẹ sẽ mất con, giống như bao gia đình xung quanh, những gia đình có con tuổi teen, họ chỉ có cái đứa gọi là con trong nhà nhưng thực ra đã mất tâm trí của con họ lâu rồi. Rồi bọn nhỏ sẽ học cách tiết chế cảm xúc, biết ẩn mình và biết ngoan trước mặt bố mẹ nhưng đồng thời lại biết “văng tục, chửi bậy, nhục mạ, đánh đập, chà đạp lên người khác và thậm chí dùng chất kích thích, có đứa thì trầm cảm – tự làm đau bản thân. Mẹ đã chứng kiến điều đó rất nhiều bởi đã tiếp xúc với rất nhiều học sinh ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Và mẹ biết rằng nếu ko có một cách nào đó khác đi, gia đình ta cũng sẽ trở thành bao gia đình khác. Nhất là, con trai mẹ là một chàng trai cá tính, ương bướng chứ ko sinh ra với bản tính hiền lành như con người ta.
Với mẹ, học giỏi chưa bao giờ là điều khó, bởi với Một người biết kỹ thuật để được điểm cao, để tốt nghiệp loại giỏi (dù ko cần học nhiều), hoàn toàn có thể dễ dàng dạy cho con các kỹ xảo để trở thành một người có nhiều tri thức và đạt điểm cao trong các kỳ thi. Nhưng với bao năm vật lộn với cuộc sống và tiếp xúc với những người thành công và hạnh phúc bền vững, mẹ hiểu rằng chỉ khi con có tình yêu thương, lòng nhân hậu với cuộc sống này và có bản lĩnh dựa trên nền tảng đạo đức, con mới có thể thực sự hạnh phúc bền vững.
Mẹ đã vật lộn rất nhiều thứ từ khi con còn rất nhỏ để con có tình yêu thương: Có khi mẹ đưa con đi từ thiện, có khi mẹ đưa con đi làm trợ giảng, có khi mẹ mồi cho con đi bán hàng online, có khi con làm việc nhà, có khi con giúp các em nhỏ học… Mẹ đã thử rất nhiều cách. Nhưng mẹ vẫn chưa thành công để con mẹ có tình yêu thương và bản lĩnh. Mẹ đã ngẫm rất nhiều. Tại sao tình yêu thương của mẹ nhiều như vậy, mẹ làm đủ cách như vậy, mẹ cũng biết con cần có lòng nhân hậu mà sao những thứ mẹ muốn nó ko hề ngấm vào con. Để đến năm con 11 tuổi, cả gia đình đình stress vì con.
Thế rồi duyên đến khi mẹ gặp thầy Henrick – chuyên gia giáo dục Hà Lan, cô Phoenix – chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, cô Bảo Châu – giảng viên giá trị sống, thầy Hà Vĩnh Thọ – giám đốc trung tâm hạnh phúc quốc gia Bhutan, và một lần tình cờ mẹ đã đọc 4 cuốn sách “Con đường chuyển hóa” của thầy Thích Nhất Hạnh, “Hiểu về trái tim” của thầy Thích Minh niệm, “Lời vàng của chúa” của Ernest Holmes, “Hành trình Phương đông”. Các thầy cô đã dạy cho mẹ: thế nào là hạnh phúc đích thực, và cách điều hòa các mối quan hệ. Mẹ đã áp dụng các kỹ thuật hạnh phúc và mẹ đã thành công. Đầu tiên là mẹ thay đổi bản thân, mẹ cảm thấy bình an, mẹ thay đổi rồi tự dưng các con, bố con, những người thân khác quanh mẹ và toàn bộ những người dưng xung quanh mẹ gồm đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, học sinh cũng dần dần thay đổi. Cuộc sống của mẹ 1 năm nay đều là một chuỗi những điều tốt đẹp.
1. Các thầy cô dạy mẹ thế nào là hạnh phúc và tác dụng của nó ra sao.
Hạnh phúc là một cảm giác thoải mái, bình an từ trong tâm của bản thân mỗi người. Khi một người có hạnh phúc, họ sẽ bắt đầu phát ra một từ trường hạnh phúc tới những người khác. Và từ trường này khiến cho người khác muốn gần những người hạnh phúc, muốn chia sẻ, muốn làm việc, muốn hy sinh cho những người hạnh phúc. Chính sự hạnh phúc của người hạnh phúc kéo những người xung quanh thay đổi vì ai cũng muốn có cảm giác thoải mái và bình an như người hạnh phúc có.
Do đó mẹ hiểu rằng, chỉ khi mẹ hạnh phúc thì nguồn hạnh phúc đó khiến cho những người xung quanh tự nguyện thay đổi để họ cũng có cảm giác thoải mái và hạnh phúc. Mọi sự ép buộc dưới mọi hình thức dù là khen thưởng, động viên, dù là trách mắng, sử dụng hình phạt đều ko thể thực sự thay đổi một ai.
2. Vậy làm thế nào để hạnh phúc? Các thầy cô đã dạy mẹ, để có thể hạnh phúc người ta cần:
– Hai yếu tố từ bên trong mỗi người: đó là mỗi người phải thực tập các kỹ năng hạnh phúc và phải có lòng nhân hậu
– Và 4 yêu tố từ bên ngoài xã hội gồm kinh tế, môi trường, văn hóa và hệ thống quản lý.
Như vậy một người có nội lực từ bên trong do tập luyện kỹ năng hạnh phúc và có lòng nhân hậu và có 4 yếu tố: có kinh tế, có môi trường sống tốt, môi trường làm việc tốt và có ý thức tốt về các giá trị văn hóa của dân tộc, của gia đình và bản thân thì người đó sẽ hạnh phúc.
3. Về các yếu tố tài chính, môi trường sống và làm việc tốt là ba yếu tố mà mẹ đã phải tự nỗ lực từ khi còn rất trẻ để có được. Nên ko thể có trong ngày 1 ngày 2 để mà có thể viết lại. Nên mẹ chọn viết về 3 khía cạnh có thể làm được rất ngắn ngày và đã đem lại cho mẹ hạnh phúc
– Các kỹ năng thực tập hạnh phúc cho bản thân
– Các kỹ năng xử lý các mối quan hệ và xây dựng một mối quan hệ tốt
– Các kỹ năng xây dựng yếu tố văn hóa cho bản thân và gia đình.
3.1. Các kỹ năng hạnh phúc cho bản thân
– Xây dựng thời gian biểu để thực tập hạnh phúc cho bản thân: Mỗi ngày mẹ quy định cần phải có ít nhất 1 h cho bản thân và con cái cần có 2h để cảm thấy hạnh phúc cho bản thân con. Những việc mình làm để có thể thấy hạnh phúc là:
o Tập thể thao 30P
o Có khoảng thời gian tĩnh lặng để tâm trí được tĩnh lặng ít nhất 20P ( có thể dùng các loại thiền: thiền ngồi, thiền hành, thiền lúc ăn, thiền trong lúc nghỉ trưa hoặc có thể tĩnh lặng để vẽ, nghe nhạc….. Nói chung là khung giờ để tự nhìn nhận lại cảm xúc, suy nghĩ nội tâm của bản thân và càng ít hướng ra bên ngoài càng tốt
– Khung giờ để tạo lập các mối quan hệ gia đình, bạn bè
o Giờ chia sẻ với gia đình 30p (nói chuyện về 1 ngày của bản thân, chia sẻ khó khăn, niềm vui, nỗi buồn, dạy con cách xử lý cuộc sống qua các câu chuyện diễn ra hàng ngày, động viên nhau.
Ghi nhớ 5 kỹ thuật lắng nghe: NGHE THẬT TẬP TRUNG, NGHE KO PHÁN XÉT, NGHE KO CHO LỜI KHUYÊN, CHỈ NGHE VÀ TỎ VẺ CẢM THÔNG THÔI VÀ CHỈ ĐƯA RA LỜI KHUYÊN KHI NGƯỜI NÓI ĐỒNG Ý.
Ghi nhớ 5 kỹ bước nói chuyện tạo động lực: mở đầu luôn nhận xét và khen điểm tích cực của đối phương, cảm thông thực lòng với đối phương, chỉ nói về cảm xúc của bản thân, ko đưa ra những lời lẽ mang tính nhận định, phán xét người khác. Nếu cần thì chỉ ra điểm chưa được của đối phương một cách thẳng thắn sau khi đã khen ngợi.
Xây dựng cảm xúc tích cực cho mọi người trong nhà: xây dựng lòng biết ơn: hãy cảm con tất cả mọi người bao gồm cả con cái khi con đã làm điều gì đó tốt, nói ra những cảm xúc vui mừng của bản thân khi con làm việc tốt, hãy làm những điều tử tế như tặng quà, mua đồ, giúp người thân và bạn bè làm nhiều việc tốt
o Giờ làm việc yêu thích 30p, và có giờ để cả gia đình cùng đọc cùng thảo luận những quyển sách hay.
o Khung giờ làm các việc chung của cả gia đình cùng cả nhà nấu ăn, làm việc nhà và khung giờ ăn trong lòng biết ơn và ăn trong tĩnh lặng, ăn chay được thì càng tốt. Cùng nhau xây dựng lối sống bảo vệ môi trường
3.2. Các kỹ năng xử lý các mối quan hệ xã hội
– Hiểu nhu cầu của người khác và hiểu rằng mỗi người đều có duyên và nghiệp của họ. Đủ duyên thì sẽ nảy sinh những điều tốt đẹp, còn chưa đủ duyên thì thông qua những khổ đau và vấp của bản thân để mà trưởng thành. Vì vậy hãy dám để cho người khác khổ đau, bao gồm cả bản thân, bao gồm cả chồng, cả con hay bạn bè. Đừng nhảy bổ vào can thiệp cuộc đời của họ.
– Khi định làm gì cho ai mẹ hay tự hỏi 3 câu hỏi:
o Điều này mình thích thì người kia có nhất thiết phải thích ko?
o Điều mà mình và người kia thích liệu có nhất thiết phải làm cùng 1 cách ko?
o Nếu làm khác đi thì có chết ai được ko? Nếu ko thì để cho họ làm theo cách của họ, họ trưởng thành từ vấp ngã nên phải để cho họ vấp ngã, ko có vấp ngã mới là chết thực sau này.
– Bất kỳ ai phê phán gì mẹ, mẹ đều lắng nghe và lọc ra điều gì đang thực sự xảy ra, cái gì sẽ khắc phục để lần sau tốt hơn. Ko bao giờ mẹ nghĩ rằng người phê phán mình là vì ghét mình nên chỉ trích mình mà phải tự nhận định: rõ ràng mình có nói, làm gì đó chưa ổn với người kia và cần tìm ra nguyên nhân để lần sau ko làm người kia thấy khó chịu. Và mẹ cũng băt đầu dạy con cách tiếp thu sự phê phán 1 cách có chọn lọc thông tin.
– Mẹ cũng học cách giao tiếp trên nền tảng sự tôn trọng và sử dụng Ái ngữ: mẹ hạn chế tối đa những từ ngữ tiêu cực, những phê phán chỉ trích mà mẹ nói nhiều những lời yêu thương, đặc biệt là mẹ đang cố gắng hạ tông giọng cao, thanh xuống tông giọng trầm, ấm, nhẹ nhàng đủ nghe. Nói với con: con yêu ah, nói với đồng nghiệp: anh/chị yêu quý….
– Và mẹ cũng học cách nói ra điều mẹ thích con làm và tự hào của mẹ: con yêu mẹ vui khi con gọi điện cho mẹ hôm nay, mẹ ko vui khi nhìn con mắng em, mẹ thấy con trưởng thành khi biết hỏi thăm bà, mẹ tự hào khi con biết nấu ăn…. Mẹ hướng dẫn con biết thể hiện tình yêu thương qua những việc hàng ngày với người thân vì mẹ ghét những yêu thương trên đầu môi trót lưỡi.
– Với Fb và internet: mẹ ko bao giờ chia sẻ những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, rồi mẹ cũng ko đọc luôn những thông tin tiêu cực đó, FB của mẹ chỉ chia sẻ những điều tích cực và mẹ cũng thấy nhiều bài tích cực hiển thị trên tường của mẹ hơn. Internet mẹ cũng ít đọc tin tiêu cực mà nhắm tới những câu chuyện cười, những tấm lòng hảo tâm, những tri thưc cuộc sống. Thời gian chỉ có 24h 1 ngày, ít lắm, sao lại bủa vây mình bởi những thông tin thất thiệt chả biết đúng sai.
3.3. Các vấn đề văn hóa: Mẹ tự nhận mình là người rất kém về vấn đề văn hóa truyền thống dân tộc, do đó ko dạy được con nhiều, bản tính mẹ lại ko thích chùa chiền, miếu nạo, ko thích tụ tập nơi đông người, ko cúng bái, lễ lạt. Do đó mẹ cho con đọc, cho con đi trải nghiệm từng vùng đất của việt nam. Mỗi lần đi hy vọng con cũng trải nghiệm được nhiều nét đẹp của dân tộc.
Tất cả những điều mẹ làm, là hướng cho chính mình và cho con vào nội tâm, học cách quan sát và nói ra cảm xúc suy nghĩ của mình và tạo một bầu không khí đủ an toàn để chính mình và con nói ra tất cả mọi điều, để cảm thông và chia sẻ cho nhau. Mẹ thay đổi mình và con từ những câu chuyện kể, từ những lời giao tiếp, từ thái độ tích cực với cuộc sống.
Và con của mẹ dần dần thay đổi khi mẹ trao cho con niềm tin rằng con sẽ tự trưởng thành khi mẹ trưởng thành, trao cho con tình yêu một cách đúng cách và khoa học, trao cho con tri thức về tâm linh, về hạnh phúc, về giá trị văn hóa và tinh thần.
TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG CÓ THỂ LÀM NÊN THÀNH CÔNG, NHƯNG HẠNH PHÚC CHỈ ĐẾN KHI BIẾT THỰC TẬP KỸ NĂNG HẠNH PHÚC HÀNG NGÀY BẰNG NHỮNG VIỆC RẤT NHỎ.
Hà Nội, Lien eth nguyen
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.