HƯỚNG NGHIỆP CHO CON/HS (P2) – CĂN CỨ CHỌN NGHỀ
Trong phần 1, mình đã chi tiết tại sao phải hướng nghiệp và cách thức xây dựng chương trình hướng nghiệp tổng thể cũng như những kỹ năng các con sẽ có được khi được tham gia vào một chương trình hướng nghiệp tổng thể.
Link Phần 1 như sau:
https://www.facebook.com/lienethnguyen/posts/2142818665733287:0
Giờ mình lại tiếp tục viết cho những bạn học sinh từ 15-22 tuổi: làm thế nào để chọn ngành, chọn trường phù hợp.
Để có thể biết bản thân hợp với ngành nghề, lĩnh vực gì từ đó ra các quyết định nghề nghiệp như bắt đầu theo học 1 nghề hoặc chuyển đổi từ ngành lĩnh vực này sang ngành lĩnh vực khác chúng ta cần có những kiến thức và kỹ năng như sau:
• Hiểu mình: nghề nghiệp phải dựa trên sở thích, cá tính, khả năng, độ tuổi, vai trò của bản thân tại từng thời điểm, giá trị sống của bản thân, hoàn cảnh gia đình, cha mẹ ko quyết định được, chỉ có thể định hướng, hỗ trợ
• Hiểu yêu cầu từ xã hội như xu hướng ngành nghề trong tương lai, các yêu cầu của xã hội và kinh tế đặt ra cho lực lượng lao động tông lai, để có điều này các bạn phải: cập nhật thông tin, luôn nhớ nghề hợp với mình 70-80% là hoàn hảo rồi, ko có nghề đáp ứng mình 100%
• Quan tâm tới tác động của thời gian: Quá khứ, hiện tại, tương lai tới bạn và với xã hội
• Biết cách xây dựng kế hoạch nghề nghiệp khoa học
• Duy trì Tâm lý tích cực: hãy nhớ thuyết Ngẫu nhiên có kế hoạch, từng hành động hôm nay quyết định vận mệnh của tương lai.
1. Để hiểu mình:
Các bạn tìm hiểu đặc điểm cá nhân của mình thông qua nhiều hình thức nhưng để trả lời được các câu hỏi này đòi hỏi học sinh đã phải được trải nghiệm qua thực tế nhiều hoạt động trong cuộc sống, sử dụng nhiều kỹ năng trong cuộc sống thì con mới trả lời tốt các câu hỏi này. Một bé ko thể trả lời các câu hỏi nêu bên dưới thực sự cần sự hỗ trợ đào tạo lại từ đầu. Bởi bé ko hiểu mình thì làm sao mà chọn việc phù hợp cho bản thân mình.
– Tự đặt câu hỏi cho bản thân: các bạn tự viết một loạt câu hỏi về bản thân như:
Cá tính, đặc điểm, giống ai trong nhà
Sở thích (kỹ năng nào làm cho mình thoải mái, happy), giống ai trong nhà
Khả năng làm được những gì, có kỹ năng gì, học lực (TB các môn dưới 6, nên học nghề)
Là con thứ mấy: Con đầu, con thứ, con gái, con trai – vài trò, trách nhiệm
Hoàn cảnh gia đình: Bố, mẹ, thân thế, gia đình
Nghề nghiệp bố mẹ, ông bà, họ hàng, năng khiếu ông bà bố mẹ
Văn hóa gia đình: hiện đại, truyền thống, cởi mở
Tri thức gia đình, sự nghiệp, tài sản của gia đình, các mối quan hệ
Quan điểm nghề nghiệp gia đình, khả năng định hướng, giúp đỡ
– Đặt câu hỏi để người khác nhận định về mình và từ đó khớp nối và hiểu hơn giữa mình nhận định về mình và người khác nhận định về mình có gì khác biệt và tại sao lại có sự khác biệt đó. Nên hỏi người lớn và là người thân cận nhất để đảm bảo họ hiểu mình nhất. Một số câu hỏi sử dụng được như sau:
Các bạn/bố mẹ/ cô chú thấy mình là người có tính cách thấy nào?
Các bạn/bố mẹ/ cô chú nghĩ mình thích cái gì
Các bạn/bố mẹ/ cô chú thấy con đã làm tốt cái gì, con/ cháu có kỹ năng nào vượt trội so với kỹ năng khác?
Các bạn/bố mẹ/ cô chú thấy mình phù hợp với nghề gì? Tại sao?
– Làm các loại bài test để củng cố thêm niềm tin vào bản thân mình: các loại test nghề nghiệp mình có thể thực hiện được là: test Holland, bài test này được xây dựng trên thuyết đặc điểm các nhân đặc điểm nghề của Holland ; test MBTI: đây là một loại test về tính cách, test về Kỹ năng tạo động lực – Richard Knowdelle: test sẽ chỉ ra cho các bạn thấy các bạn nên chọn nghề nghiệp nào trong tương lai để làm cho bản thân hạnh phúc và vui vẻ nhất nhưng test này chỉ phù hợp với người đã đi làm và biết các kỹ năng làm cho mình vui và thoải mái. Thường những loại test này sẽ do các tư vấn viên hướng nghiệp như mình test cho học sinh, vì nếu ko hiểu về các lý thuyết đó sẽ rất khó để test đúng cho học sinh và những ngộ nhận từ bài test sẽ ảnh hưởng xấu tới các quyết định nghề nghiệp.
2. Tìm hiểu thông tin thị trường đào tạo cũng như thị trường lao động:
Học sinh cần được giao các bài tập liên quan tới nghề nghiệp để về tự tìm hiểu trong tương lai qua các kênh sau:
– Kênh trực tiếp trong lĩnh vực đó:
• Bạn bè, thầy cô
• Đồng nghiệp
• Người thân
• Người quen
• Công ty
• Trường đại học thông qua nhóm sinh viên đang học và nhóm sinh viên đã ra trường đi làm.
– Kênh gián tiếp:
– Website
– Mạng Xã hội
– CLB nghề, sở thích
– Trung tâm Việc làm, nghề
– Công ty Cung ứng lao động
Link về thị trường Đào tạo trong nước phia dưới, nếu ngoài nước nên tham khảo thêm các công ty du học
http://bit.ly/DanhMucDaoTaoCaoDangDaiHoc
http://bit.ly/DanhMucDaoTaoTrungCapChuyenNghiep
http://bit.ly/DanhMucNganhTrungCapVaCaoDangNghe
http://bit.ly/TuDienNganhHocNhungCoSoKhac
Link tìm hiểu thông tin trong nước
http://bit.ly/SoTayNgheNghiepTraCuuNhanh3
http://bit.ly/SoTayNgheNghiepTraCuuDai
http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/
https://anhtuanle234.files.wordpress.com/2017/03/adecco-vietnam-salary-guide-2017.pdf
http://hdc.vnu.edu.vn/#
http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/Trangchu.aspx
http://documents.worldbank.org/curated/en/610301468176937722/pdf/829400AR0P13040Box0379879B00PUBLIC0.pdf
Trang thông tin việc làm: hrvietnam.vn;vietnamworks.com; mywwork.vn; tuyendung.24h.com.vn; vieclam24h.vn; FB: tuyển dụng – việc làm, Trung tâm giới thiệu việc làm
Link tìm hiểu thông tin nước ngoài:
• http://www.australia.gov.au/information-and-services/jobs-and-workplace/career-information
• https://www.gooduniversitiesguide.com.au/careers-guide
• https://www.onetcenter.org/overview.html
• https://www.kuder.com/about/
• http://www.cegnet.co.uk/index.asp
• https://nationalcareersservice.direct.gov.uk/youngpeople/Pages/Youngpeople.aspx
• http://www.prospects.ac.uk/sectors.htm
3. Lập kế hoạch nghề nghiệp:
Theo như mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp bên dưới thì sẽ có 4 bước cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
– Thiết lập mục tiêu: Mục tiêu nghề nghiệp sẽ có mục tiêu sau 20 năm, 10 năm, 5 năm, 3 năm, 2 năm, 1 năm và có đầy đủ các tiêu chí sau:
S – Specific (Cụ thể)
M – Measurable (Đo lường được)
A–Atainable (Tính khả thi)
R – Realistic (Tính thực tế)
T – Timebound (Giới hạn thời gian)
Một vài ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp cụ thể:
• Kiến thức: Tôi sẽ có những kiến thức gì? (liên quan tới kiến thức tôi thích tìm hiểu và có khả năng tìm hiểu do đặc điểm cá nhân, gia đình, môi trường đang sống, mối quan hệ xã hội: bạn bè, đồng nghiệp.
• Kỹ năng – trải nghiệm: Tôi sẽ có những kỹ năng gì? (liên quan tới cái tôi có khả năng làm và tôi thích làm)
• Tài chính: Tôi phải có bao nhiêu tiền (thu nhập hàng tháng, hàng năm), bao nhiêu tài sản: Nhà, xe, tiền, trang sức, quần áo, nước hoa, bao nhiêu đầu tư: chứng khoán, tiền ảo, học tập, quan hệ, bảo hiểm
• Môi trường làm việc: thân thiện, cởi mở, chuyên nghiệp: đúng giờ, đúng nhiệm vụ, có quy trình và trách nhiệm từng người, thưởng phạt phân minh, cơ hội đào tạo, cơ hội thăng tiến, sếp tôi là người thế nào?
• Vị trí đạt được: Làm chủ, Giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, chuyên viên chính, chuyên viên, nhân viên, học việc, thực tập, kiến tập, tham quan
• Các mối quan hệ có được: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cấp chính phủ, bộ, ba, ngành, lĩnh vực, liên lĩnh vực (có liên quan) (nhóm mạng XH nào, đi đâu, làm gì để biết họ), thể hiện cho họ thấy năng lực của mình.
• Vị trí địa lý – địa điểm: VN – NN, HN hay HCM, Cách nhà bao xa.
• Thời gian hoàn thành: 20,10,5,3,1, Tháng, tuần, ngày
Ra quyết định: Sau khi có mục tiêu chúng ta sẽ thực hiện ra các quyết định hành động, hay còn gọi là kế hoạch hành động cụ thể
– Thực hiện quyết định: Quá trình quan trọng nhất là quá trình theo đuổi và thực hiện mục tiêu. Các bạn thường sẽ ko đạt được mục tiêu nếu ko kiên trì, hay tặc lưỡi: chơi nốt hôm nay, chơi nốt ván này, xem nốt bộ phim này rồi sẽ làm… và cuối cùng chả làm được cái mục tiêu nào ra hồn.
– Đánh giá và điều chỉnh nếu cần thiết: khi luôn dành cuối ngày 30p hoặc cuối tuần 1h để nhìn lại những gì đã thực hiện được theo mục tiêu và kế hoạch, những gì ko thể thực hiện được để có kế hoạch cụ thể.
– Cuộc đời của các bạn được xây dựng trên những viên gạch nhỏ, mỗi ngày mỗi giờ, mỗi phút là 1 viên gạch nhỏ đó. Bỏ phí thời gian nghĩa là xây nhà mà ko có gạch thì làm sao mà thành.
4. Duy trì tâm lý tích cực thông qua việc nghiên cứu: Đọc sách Bí ẩn luật hấp dẫn, Dạy con tư duy và thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch của John Krumboltz
– Nội dung cơ bản đáng chú ý nhất của thuyết này là: trong quá trình phát triển nghề nghiệp, những “may mắn” phần lớn không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà có kế hoạch. Sự may mắn trong hướng nghiệp có thể được tạo ra bởi mỗi người nếu chúng ta biết cách tạo ra sự may mắn.
– Krumboltz dùng lí thuyết vị trí điều khiển để khắc hoạ rõ nét hơn về lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch cũng như giúp người lao động hiểu cách tạo ra sự may mắn trong quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân. Lí thuyết vị trí điều khiển đưa ra 2 quan điểm sống:
1/ Cuộc đời của mỗi người là do chính bản thân người đó làm chủ và điều khiển. Do đó, họ có toàn quyền làm chủ cuộc sống, làm chủ suy nghĩ, nội tâm của mình.
2/ Cuộc đời của mỗi người là do vận mệnh đã sắp đặt sẵn và điều khiển. Do đó, họ luôn cho rằng mình có làm gì cũng không thay đổi được số mệnh và thường để người khác hoặc hoàn cảnh làm chủ vận mệnh của họ.
Chúc các bạn đủ nghị lực để tự rút ra khỏi cơn nghiền công nghệ để mỗi ngày dành 30p tìm hiểu mình, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu xu hướng xã hội hiểu, dành thời gian đặt mục tiêu, theo đuổi và tổng kết mục tiêu để điều chỉnh nha.
CÒN TIẾP HƯỚNG NGHIỆP PHẦN 3:Làm sao để thành công trong công việc.
Lien eth nguyen 1/5/2018: Tết lao động ngồi viết hướng nghiệp là quá chuẩn
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.