TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG ĐỌC
Đây là tổng kết trên nhiều tài liệu khác nhau:
1. Tổng quan Quá trình phát triển kỹ năng đọc:
Theo tác phẩm kinh điển hướng dẫn về đọc hiệu quả: Phương pháp đọc sách hiệu quả của Mortimer và Charles Doren
Quá trình đọc sách của một người thường trải qua các giai đoạn sau:
– Từ khi biết đọc đến độ con 8-9 tuổi: Đây là giai đoạn đọc để biết, để tăng cường vốn từ vựng và cảm nhận về cuộc sống cho người đọc – Từ 8 đến 15 tuổi: Đây là giai đoạn đoc và hiểu, với mỗi một tác phẩm quan trọng, sách cung cấp kinh nghiệm, kiến thức kỹ năng thì cần đọc đi đọc lại ít nhất 2-3 lần. Có những sách phải đọc lại hàng năm. Đến giai đoạn này khi đọc sách cần có 1 quyển note book ghi lại quá trình đọc và cảm nhận, những thứ thích và không thích cũng như những thứ đồng quan điểm.
– Giai đoạn 15 đến 27 tuổi: đây là giai đoạn đọc và vận dụng. Ở độ tuổi này các con đã bắt đầu có thể đọc và vận dụng được ở mức độ cao. Người đọc sẽ có cảm hứng với những gì thu lượm được từ sách trong công việc, cuộc sống…
27- đến già: giai đoạn đọc, phân tích, liên tưởng, phản biện. Ở độ tuổi này người đọc thông qua trải nghiệm bản thân, những kiến thức thu thập được có thể vừa đọc vừa phân tích vừa chiêm nghiệm đồng thời tìm ra những điểm chưa phù hợp của quyển sách để phản biện. Ở độ tuổi này người đọc có thể viết sách ở cấp độ cao và sâu 1 cách vô cùng tư nhiên.
Lưu ý: Các mốc độ tuổi chỉ mang tính tương đối, mỗi cá nhân có quá trình tích lũy kiến thức và trải nghiệm khác nhau do đó cũng có ngưỡng nhảy bậc khác nhau.
2. Các dạng thức đọc:
Sau khi đọc và tổng kết khá nhiều loại sách, mình tự phân loại đọc thành 3 kỹ thuật đọc tự nhiên, đọc nhanh, đọc sâu. Chi tiết 3 kỹ thuật như sau:
A. Đọc tự nhiên thì không cần phải bàn, không cần trọng tâm không cần để ý gì, cứ đọc thôi, cái gì đến sẽ đên, kiến thức, trải nghiệm, từ vựng, vốn sống. Rất thư giã và thoải mái.
B. Đọc nhanh: Đọc nhanh trong trường hợp bạn cần phải xử lý nhanh 1 lượng thông tin lớn. Điều quan trọng trước khi đọc nhanh là trước khi đọc một tài liệu bạn cần phải xác định được mình cần thông tin gì từ tài liệu đó. Sau đó sẽ lướt nhanh để trích ra những dữ liệu cần thiết còn nếu muốn hiểu tài liệu đó một cách cặn kẽ thì bạn cần phải đọc chậm đủ để hiểu những dữ liệu bạn cần. Làm thế nào để luyện tập phương pháp đọc nhanh. Hãy hình dung bạn đang đọc bằng mắt. Bạn sẽ thấy rằng mắt của mình đang nhìn cố định vào một nhóm từ, sau đó lại nhìn đến 1 nhóm từ tiếp theo và cứ thế tiếp tục di chuyển. Một người đã có kĩ năng đọc nhanh tốt sẽ đọc những nhóm từ lớn có rất nhiều từ, chỉ dừng lại ở mỗi nhóm chỉ trong 1 khoảnh khoắc, và sau đó lại tiếp tục lướt qua. Qúa trình này giúp bạn giảm thời gian những lại làm tăng lượng thông tin tiếp thu trong cùng 1 khoản thời gian. Kỹ năng đọc nhanh có thể được cải thiện bằng cách luyện tập thường xuyên những cách sau.
– Tăng số lượng từ trong mỗi nhóm từ khi đọc
– Giảm thời gian khi đọc mỗi nhóm từ.
– Trong lúc đang đọc, hạn chế tối đã việc đọc lại những câu vừa lướt qua.
Phương pháp đọc nhanh có 2 kỹ thuật: skim và scan
B1. Skim là phương pháp bạn chỉ tìm kiếm ý chính của bài đọc. Với skim bạn không cần đọc toàn bộ bài mà vẫn nắm được ý chính, nhờ đó tăng tốc độ đọc và tiết kiệm được thời gian. Khi nào nên dùng skim? Bạn nên dùng phương pháp này khi đang tham gia lớp kỹ năng thuyết trình và phải đưa ra một báo cáo trong vài ngày tới (thời gian ngắn) về chiếc máy tính đầu tiên được phát minh, bạn tìm được 6 cuốn sách và 4 bài báo về chủ đề này. Phải chuẩn bị cho bài đó một cách nhanh chóng, bạn không có đủ thời gian để đọc kỹ từng từ, nhưng vẫn cần thu thập lượng thông tin lớn và chính xác, đáng tin cậy. Skimming sẽ giúp bạn xác định thông tin một cách nhanh nhất, đảm bảo rằng đang sử dụng thời gian khôn ngoan. Làm thế nào để skim? Nhiều người nghĩ rằng đó là việc đọc lướt qua thật nhanh bài đọc, nhưng không phải vậy. Để skim một cách có hiệu quả thì bạn không phải đọc tất cả bài, mà sẽ có một cấu trúc. Cái bạn đọc quan trọng hơn cái bạn bỏ qua. Vậy thì đâu là phần nên đọc và đâu là phần có thể bỏ qua? Ví dụ, bây giờ bạn đang nghiên cứu một chương rất dài hoặc website. Bằng cách đọc đoạn văn đầu tiên một cách chi tiết, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về nội dung sẽ được bàn đến trong cả bài. Phần cần đọc sẽ ở đầu, vì vậy bạn có thể bắt đầu đọc dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn (câu chủ đề), chúng sẽ cung cấp ý chính của toàn đoạn. Nếu bạn vẫn chưa có được ý chính từ câu chủ đề hoặc nếu đoạn văn thu hút sự chú ý, bạn cần phải đọc thêm. Vào cuối mỗi câu chủ đề, bạn nên đưa mắt nhìn lướt qua toàn đoạn văn để tìm kiếm thông tin như tên, ngày hoặc sự kiện trong đoạn văn đó. Tiếp tục đọc các câu chủ đề, nhìn lướt qua đoạn văn cho đến khi bạn đọc gần hết bài. Do một số đoạn văn cuối sẽ chứa thông tin tóm tắt, tổng kết, kết luận, vì vậy bạn có thể dừng việc skim và đọc một cách chi tiết. Nên nhớ rằng việc đọc hiểu toàn bộ khi dùng phương pháp này sẽ thấp hơn khi bạn đọc toàn bộ bài một cách chi tiết. Nếu trong khi đọc lướt cảm thấy đã nắm được ý chính, tức là bạn đã sử dụng phương pháp này một cách chính xác. Trong khi đọc, hãy tự hỏi bản thân những câu sau, nó sẽ giúp bạn quyết định có hay không dùng phương pháp skim. Nếu câu trả lời là có cho bất kỳ câu hỏi nào dưới đây, bạn nên dùng.
– Đây là tài liệu thuộc thể loại thực tế (non-fiction)/ Đây không phải là tài liệu thuộc thể loại viễn tưởng?
– Mình có rất nhiều tài liệu nhưng chỉ có ít thời gian để đọc chúng?
– Mình đã biết gì về đề tài này chưa?
– Có tài liệu (phần) nào có thể bỏ qua không?
B2. Scanning (đọc quét)
Scan là công cụ khác cho việc tăng tốc trong việc đọc. Không giống skimming, khi scanning, bạn chỉ tìm thông tin chi tiết hoặc một phần thông tin mà không cần đọc toàn bộ bài. Khi nào sử dụng phương pháp Scanning? Bạn sử dụng phương pháp đọc quét khi tìm kiếm số điện thoại trong danh bạ hay tìm kiếm kết quả thể thao trên báo. Để việc scan đạt hiệu quả, bạn cần hiểu cấu trúc của tài liệu đang đọc để xác định được thông tin cụ thể. Scanning còn cho phép bạn tìm chi tiết và thông tin khác khi không có nhiều thời gian. Các bước cần có khi scanning?
+Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.
+ Luôn luôn định hướng và ghi nhớ trong đầu rằng bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Và định hướng đó là loại thông tin gì, danh từ riêng hay số từ, ngày tháng …. Càng định hình được dữ liệu cụ thể, bạn càng đỡ mất thời gian.
Ví dụ : Hãy ghi nhớ nội dung của từ khóa (key word) trong tâm trí bạn khi đọc quét. Mục tiêu của bạn là tìm kiếm từ khóa. Ví dụ bạn đang tìm kiếm thời gian cho chuyến tàu từ thành phố New York tới Washington D.C, vậy thì từ khóa là “từ New York” và "tới Washington D.C”.
+ Bạn cần xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài viết theo trí nhớ có được sau phần skimming và “quét” một lượt để định vị chính xác vị trí của thông tin cần tìm. Thông tin có thể được sắp xếp theo vần hay theo thứ tự thời gian vì vậy bạn có thể căn cứ vào điều này để xác định dễ dàng hơn.
+ Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến thông tin đó để bắt gặp được điều mà tác giả đang muốn hỏi người đọc và trả lời câu hỏi.
C. Đọc sâu: Là việc đọc và phân tích một cách sâu sắc, có sử dụng óc suy xét, tập trung vào những chi tiết nổi bật nhằm có được sự hiểu biết chính xác hơn và sâu hơn về dạng văn bản, ý nghĩa văn bản.
C1. Các tiêu chuẩn đánh giá phương pháp đọc sâu
– Đặt và trả lời câu hỏi về văn bản.
– Khám phá ngôn ngữ và tác động của ngôn ngữ đối với ý nghĩa văn bản.
– Liên hệ tới các chi tiết trong văn bản để chứng minh ý tưởng của mình.
– Trích dẫn được bằng chứng trong hoạt động phân tích văn bản của mình.
– Quyết định chủ đề thông qua các chi tiết văn bản.
– Phân tích cấu trúc và lựa chọn từ ngữ của tác giả.
– Nghiên cứu về sự phát triển của nhân vật thông qua diễn biến trong văn bản.
C2. 3 cách hỗ trợ trẻ rèn luyện kỹ năng đọc sâu:
– Sử dụng các đoạn văn bản ngắn Bố mẹ chớ vội bắt đầu bằng những tác phẩm đồ sộ như “Chiến tranh và hoà bình”. Hãy thử một bài thơ hay một đoạn văn ngắn rồi tiến dần lên từ đó.
– Để trẻ chỉ dẫn hướng đi Bố mẹ không nên áp đặt cho con những kết luận về nội dung của câu chuyện mà hãy bắt đầu bằng việc hỏi con xem tại sao trẻ lại chú ý đến văn bản. Sử dụng quan sát của trẻ như điểm khởi đầu cho việc thảo luận, bàn bạc.
– Giữ trọng tâm hướng vào văn bản Khi tất cả các cuộc đối thoại đều có nguy cơ sa đà sang một hướng khác, đừng ngại chuyển hướng trẻ trở về nội dung chính. Bạn thậm chí có thể dùng tay ra dấu để khích lệ con chứng minh điều trẻ nói bằng những ví dụ từ văn bản. Các biểu tượng sử dụng khi thực hành kỹ năng Close reading (Ảnh: Pinterest)
Ngôi sao: Đây là 1 chi tiết/thông tin quan trọng;
Vòng tròn: Từ quan trọng;
Dấu hỏi: Mình thắc mắc về điều này;
Dấu chấm than: Điều này thật thú vị hoặc gây ngạc nhiên;
Chữ C: Mình có một liên hệ với điều này;
Trái tim: Đây là phần mình thích nhất.
C3. 4 bước cho trẻ rèn kỹ năng Close reading (đọc sâu) Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ đặt các câu hỏi phù hợp trong quá trình đào sâu văn bản.
Bước 1: Tìm kiếm các chứng cứ
– Những từ nào khiến mình chú ý nhất?
– Văn bản nói đến ai và tại sao?
– Điều gì có vẻ là quan trọng nhất?
Bước 2: Đặt câu hỏi: Bố mẹ có thể vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi “5W-1H” trong việc đặt câu hỏi định hướng cho con, có thể bắt đầu bằng các từ để hỏi như: What? (Gì/Cái gì), Why? (Tại sao), Where? (Ở đâu), When? (Khi nào), Who? (Với ai) và How (Như thế nào/Làm thế nào). Với mỗi từ để hỏi như vậy, bé sẽ được hướng dẫn triển khai mở rộng câu hỏi theo các chiều hướng và mức độ khác nhau xoay quanh vấn đề, chẳng hạn: Với “What?” các câu hỏi đặt ra có thể bao gồm:
– Cái đó là gì?
– Nó đề cập đến vấn đề gì?
– Nó có ý nghĩa gì?
– Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra?
– Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?
– Bài học này trình bày vấn đề gì?
– Có những gì khác có liên quan? Hoặc với “How?”, câu hỏi có thể là:
– Định luật này áp dụng như thế nào?
– Nội dung này nên bắt đầu như thế nào?
– Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu?
– Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào?
– Diễn biến tiếp theo của nội dung này nên như thế nào?
Nhìn chung, tùy vào nội dung đoạn văn bản mà 5W1H có thể được vận dụng linh hoạt khác nhau. Các con cần được khuyến khích đưa ra những suy nghĩ độc lập, đặt các loại câu hỏi khác nhau trước một vấn đề, hỏi đúng trọng tâm, đúng chỗ, đúng lúc; được khuyến khích đưa ra nhận xét cá nhân, xét đoán hoặc đánh giá vấn đề; chủ động giải thích lý do, lập luận, chứng minh cho quan điểm của mình; nhìn nhận vấn đề đa chiều, và có khả năng đưa ra những dẫn chứng thuyết phục về vấn đề. Một số câu hỏi bố mẹ có thể tham khảo:
– Con có học được gì từ đoạn văn bản trên không?
– Tại sao con lại đọc văn bản đó?
– Có phần nào trong văn bản con chưa hiểu hay không?
– Làm thế nào để con có thể hiểu những phần văn bản đó?
– Con có thể tóm tắt lại cái con vừa đọc theo ý hiểu của con không?
– Có những từ khóa nào mà con cần phải lưu ý không?
– Con có nắm được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm không?
– Con đã tìm ra được đáp án cho câu trả lời của con chưa?
– Con có cần thêm thời gian hay tài liệu gì để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề đó không?
Những câu hỏi chỉ dẫn này sẽ giúp con nhận thức sâu sắc hơn, có một cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề đang được đề cập trong đoạn văn bản bởi đối với mỗi câu hỏi được đưa ra, con sẽ phải trải qua quá trình phân tích, tìm kiếm thông tin, liên hệ và tư duy, xâu chuỗi những chi tiết liên quan để đưa ra lời giải, và chứng minh. Qúa trình này lặp đi lặp lại sẽ giúp con phát triển tối đa tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề.
Bước 3: Bày tỏ quan điểm
– Mình nghĩ… bởi vì…
– Theo văn bản thì…, vậy nên…
– Ý chính của văn bản là… C
ó 3 lý do giải thích tại sao mình nghĩ thế.
Bước 4: Chứng minh quan điểm
– Có thể đoán gì về câu chuyện qua những manh mối của nó?
– Khi đọc lại văn bản, những chi tiết nào thu hút chú ý nhất?
– Điều quan trọng nhất cần chia sẻ ở đây là gì?
D. Tầm quan trọng của đọc kèm tư duy phản biện Việc lựa chọn đọc theo kỹ thuật đọc tự nhiên, đọc nhanh hay đọc sâu phụ thuộc vào mục đích người đọc.
Ví dụ: để giải trí, mở mang kiến thức, phát huy trí tưởng tượng và vẻ đẹp tâm hồn tự nhiên nên sử dụng kỹ thuật đọc tự nhiên, cần thu thập nhiều thông tin mang tính dữ liệu để phục vụ cho 1 bài báo cáo, phân tích, tăng lượng kiến thức trong 1 thời gian ngắn nên sử dụng kỹ thuật đọc nhanh, đọc để phát triển chuyên môn, mang tính nghiên cứu, liên hệ, phản biện tư duy nào đó, giải quyết 1 vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc 1 giả thiết đang nghiên cứu nên sử dụng kỹ thuật đọc nhanh kết hợp kỹ thuật đọc đọc sâu. Và dù có đọc theo cách nào cũng cần có kèm phát triển tư duy phản biện thông qua việc trả lời các câu hỏi mở bởi xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, máy móc đã dần thay thế con người trong các công việc có thể quy trình hóa một cách tuyến tính, lúc này phần việc chính mà con người cần giải quyết sẽ tập trung vào khả năng phản biện vấn đề, tính sáng tạo vốn là những việc mà máy móc không thể làm được.
Ngoài ra, với lượng thông tin thật giả lẫn lộn, tràn làn trên các phương tiện thông tin đại chúng, một người với óc tư duy phản biện sẽ không dễ bị lừa gạt. Bởi lẽ, họ đã quá quen với việc đào sâu suy nghĩ, đặt nghi vấn và tìm tòi giải pháp thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết được đâu là thật, và đâu là giả trong cuộc sống xung quanh mình. Có được tư duy phản biện sẽ giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.
Những người đọc mà không có tư duy phản biện chỉ hiểu được giá trị bề mặt của văn bản mà không hiểu được những giá trị bề sâu, khi đọc sẽ không đặt câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Điểm khác biệt ở đây là đọc kèm tư duy phản biện giúp trẻ khai thác các tầng sâu của vấn đề. Tuy nhiên khai thác sâu đến đâu và liên tưởng tới các vấn đề khác đến đêu phụ thuộc vào độ tuổi và trải nghiệm của trẻ. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua nguyên lý “tảng băng trôi: của Hemingway rồi – 1 phần nổi nhưng 7 phần chìm. Chính con tàu TITANIC cũng đã chính vì tảng băng trôi ấy 1 nổi 7 chìm ấy mà đã chìm đắm mãi mãi dưới nưới. Và ngay tại trong cuộc sống ngày nay, trong bất kỳ lĩnh vực gì như chính trị, kinh tế văn hóa, giáo dục, chúng ta có thể thấy sự hiện diện, tồn tại của nguyên lý này. Phần nổi chính là phần mà chúng ta có thể nhìn thấy nhưng chính những phần chìm ấy mới là những gì thật sự quan trọng. Tuy nhiên, trước mọi vấn đề con người ta dường như chỉ chú tâm đến cái mặt nổi chình ình đó để rồi bỏ quên đi phần chìm của tảng băng. Cũng giống như đọc mà không suy nghĩa, không đặt ra câu hỏi sẽ chỉ giúp bạn hiểu được cái giá trị bề mặt của văn bản mà cái giá trị cốt lõi, thông điệp đằng sau văn bản mà tác giả muốn gửi gắm thì chúng ta lại không thể lĩnh hội được. Nhiều ý kiến cho rằng đọc phải đọc nhiều lần mới có tư duy phản biện. Thực ra điều này cực kỳ sai lầm và làm trẻ chán. Vì đọc đến lần thứ 2 khi biết hết nội dung sẽ làm trẻ ko hứng thú, phản đối. Có cần đọc lại 1 quyển sách ko phụ thuộc mức độ cần thiết của cuốn sách đó. Nếu trẻ hứng thú và cần nghiên cứu vì 1 mục đích nào đó thì trẻ sẽ đọc lại nhiều lần. Một bé có tầm tri thức và tư duy phản biện cao, thì chỉ đọc 1 lần đã hiểu sâu và phản biện nhiều vấn đề chứ ko nhất thiết phải đọc nhiều lần. Ngoài ra ở 1 quyển sách có thể đọc sâu ở chỗ này, đọc nhanh ở chỗ kia. Tuy nhiên, liên tục đặt ra các câu hỏi mở cho bản thân và trẻ trả lời được kể cả khi đọc nhanh và đọc sâu mới thực sự là rèn luyện tư duy phản biện. Qúa trình này không chỉ giúp người đọc hiểu được cái hay, cái trọng tâm của văn bản mà còn giúp phát triển tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, không phải đọc quyển sách nào hay cũng phải đọc sâu. Ví dụ đặt mục tiêu 3 tháng con đọc xong quyển Tôi tài giỏi bạn cũng thế và viết cho mẹ một báo cáo. Trả lời các câu hỏi định hướng theo kỹ thuật “5W-1H” để phát triển tư duy phản biện và giúp con hiểu sâu vấn đề. Tùy vào trình độ và trải nghiệm của con mà bố mẹ lựa chọn những câu hỏi phù hợp. Sau khi đọc xong, trẻ có thể báo cáo bằng sơ đồ tư duy vẽ trên trang giấy, bằng presentation trên powerpoint trên máy tính.
Tóm lại, tư duy phản biện là một trong những kĩ năng “vàng” cần có để “sống sót” ở thế kỷ 21 bởi xã hội ngày càng phát triển, có những vấn đề xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được và đổi khi chúng ta sẽ không thể ở bên cạnh con, thay con giải quyết vấn đề được. Chính vì lẽ đó, chúng ta hãy áp dụng phương pháp hữu hiệu này để rèn luyện cho con kỹ năng phản biện cho con ngay từ nhỏ, giúp con vững vàng hơn trước những thay đổi trong cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
http://oxford.edu.vn/goc-tieng-anh/kinh-nghiem-hoc-tieng-anh/ky-nang-skimming-va-scanning-de-bai-doc-khong-kho-586.html
http://contuhoc.com/close-reading-ky-nang-doc-quan-trong-nhat-doi-voi-hoc-sinh
http://15phut.vn/bai-viet-hay/ky-nang-doc-nhanh/ https://www.challies.com/articles/7-different-ways-to-read-a-book/
https://fususu.com/3-cach-doc-nhanh/ https://medium.com/@doanhtu/%C4%91%E1%BB%8Dc-s%C3%A1ch-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-aa5295710d5b http://sokogskriv.no/en/reading/ways-of-reading/
https://tiki.vn/phuong-phap-doc-sach-hieu-qua-tb-p545496.html?gclid=CjwKCAiA6K_QBRA8EiwASvtjZbHy-EwL0CH92MDB1zGdHmpN2BG34cUFbnykl4Hizr-bXBE620IOsBoCI88QAvD_BwE
Bài viết dựa trên các nghiên cứu và hiểu biết về đọc sách theo ngôn ngữ Anh, do đó có thể có nhiều điểm chưa trùng khớp nếu bạn đang nghiên cứu cách đọc theo văn hóa Việt hoặc của một đất nước khác.
Lien eth Nguyen
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.