#baitapvenhanenhaykhong
BÀI NÀY CHỈ ÁP DỤNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TƯ THỤC, SỐ LƯỢNG HỌC SINH 1 LỚP ÍT.
Thân gửi các bố/mẹ.
Hiện nay, Bộ giáo dục đang cấm giao bài tập về nhà. Nhưng tại sao nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn giao bài tập về nhà. Vậy bộ giáo dục đúng hay những phụ huynh và giáo viên nhiều năm kinh nghiệm làm việc trên học sinh là đúng.
Về phía Liên, là một người đã đồng hành với con và các học sinh nhiều năm, Liên nhận thấy việc giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh sau các giờ học là cần thiết. Nhưng mục tiêu sâu xa của việc giao nhiệm vụ về nhà và giao nhiệm vụ về nhà như thế nào để hiệu quả?
Trên băn khoăn như vậy, Liên đã tìm kiếm các nghiên cứu về lợi và hại của việc giao bài tập về nhà và giao bài tập như thế nào là hiệu quả cho học sinh. Dưới đây là hai tài liệu hướng dẫn giao bài tập về nhà
Đây là hướng dẫn về cách giao bài tập về nhà hiệu quả và lợi ích của việc giao bài tập về nhà
https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED516934.pdf
Đây là hướng dẫn về thời gian nên giao bài tập về nhà cho học sinh trong 1 tối.
http://teaching.monster.com/benefits/articles/1855-how-to-assign-homework-for-great-results
Để tóm tắt lý giải lý do mà Bộ giáo dục cấm không giao bài tập về nhà cho cho học sinh và lý do tại sao các cô giáo lại nhận thấy cần giao nhiệm vụ về nhà cho các con. Liên xin trình bày như sau:
1. Bộ giáo dục cấm giao BTVN cho cấp tiểu học là do đâu?
– Số lượng học sinh trong 1 lớp ở các trường và đặc biệt là trường công quá đông. Dẫn tới các giáo viên không thể bao quát được lớp học. Lại thêm việc thu nhập của giáo viên chưa cao nên kết hợp cả hai yếu tố, giáo viên thường giao bài tập về nhà để các con ôn tập và đẩy một phần trách nhiệm dạy kiến thức trên lớp của các con cho phụ huynh. Ngoài ra, nếu thấy con học quá kém, phụ huynh lại vất vả mà kèm con ko được, có thể phụ huynh cũng nhờ cô dạy thêm con cuối giờ.
– Việc phụ đạo, thường diễn ra ở các nước phát triển là cho nhóm học sinh yếu kém. Vì yếu quá nên cần học thêm. Theo thống kê, số lượng học sinh cần phải phụ đạo do gặp các khiếm khuyết học tập thường là từ 5-10% tổng số học sinh.Tuy nhiên, việc phụ đạo ở VN là phụ đạo cả 1 lớp, cả giỏi và dốt lẫn lộn sau giờ hay vào ngày nghỉ, việc này chỉ là kéo dài chuỗi đau khổ của đứa trẻ. Học trên lớp đã chán, rồi lại đi học thêm, kéo dài sự chán từ 6-7 tiếng 1 ngày lên 8-9 tiếng 1 ngày. Thời gian chơi và giành cho hoạt động thể chất hay giao lưu xã hội của con không có, đứa trẻ càng ngày càng vì thế mà mệt mỏi, chán học ngay từ những năm đầu tiên đến trường.
– Chính vì mục đích giao về nhà vì động cơ riêng của người giáo viên chứ ko vì học sinh nên khiến bài tập về nhà trở nên nặng nề, nhồi nhét, vừa gây áp lực cho cả phụ huynh và học sinh. Và chính thực trạng này khiến BGD cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, nhằm cấm việc tạo áp lực cho phụ huynh và việc yêu cầu cho con đi học thêm của phụ huynh.
2. Vậy bài tập về nhà có lợi ích gì?
– Đầu tiên, chúng ta ko gọi là bài tập về nhà mà phải gọi là nhiệm vụ về nhà cho các con. Vậy bài tập về nhà khác nhiệm vụ về nhà như thế nào?
– Thứ nhất, chúng ta phải hiểu đúng mục tiêu của việc giao nhiệm vụ về nhà. Như chúng ta đã biết, một đứa trẻ để trở nên thành công và hạnh phúc trong cuộc sống thì đứa trẻ phải được giáo dục để trở thành người có trách nhiệm, biết tự học, biết tự giải quyết vấn đề và có tình yêu thương trong gia đình. Vậy nhiệm vụ về nhà trong đó có giá trị giáo dục con như thế nào?
o Đầu tiên, nhiệm vụ về nhà là tạo cho con một trách nhiệm nho nhỏ từ khi còn bé. Nghĩa là giáo viên giao nhiệm vụ và con thực hiện, dần hình thành nên cho con sự trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Theo như nghiên cứu, bài tập về nhà ko nên quá 20P trên tổng số môn giao về nhà, và tăng dần mỗi năm học lên 10P. Như vậy với trẻ lớp 2,3,4 thời gian giao nhiệm vụ về nhà lần lượt là 30,40,50 như vậy đến lớp 5, tổng thời gian làm nhiệm vụ về nhà ko nên quá 60 phút cho 1 tối . Với học sinh cấp 2 lại tăng dần và nhiệm vụ ko nên quá 2 tiếng 1 tối, với học sinh cấp 3 thời gian làm bài tập về nhà ko nên quá 2,5 tiếng một tối. Vậy nếu thấy tổng khối lượng bài tập về nhà của con nhiều hơn thời lượng nêu trên, bố /mẹ hãy liên hệ ngay với giáo viên để điều chỉnh số lượng bài tập về nhà cho con. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý xem con mình có phải là trẻ khiếm khuyết học tập hoặc tăng động giảm chú ý hay ko. Nếu những bé bị tăng động giảm chú ý hoặc bị khiếm khuyết học tập, các bé cần phải được giáo dục theo một cách chuyên biệt, lượng bài tập cũng có thể rút ít đi và các bé này cần sự đồng hành rất lớn của phụ huynh với con để cải thiện khả năng học tập trung cho con. Phụ huynh có con tăng động giảm chú ý và khiếm khuyết học tập phải trao đổi thường xuyên với giáo viên để tìm cho con giải pháp học tập hiệu quả với riêng con.
o Thứ 2, nhiệm vụ về nhà giúp con hình thành năng lực tự học và ngồi tĩnh một mình. Đây là một nền tảng cải thiện sự tập trung. Đặc biệt với các trẻ em ngày nay, việc xem tivi , chơi điện tử, sử dụng điện thoại thông minh từ nhỏ khiến các em mất đi khả năng tập trung thì việc rèn tính kiên trì và tập trung này là rất cần thiết để sau này lớn lên các con có chiều sâu của tư duy và suy nghĩ.
Link về tác dụng của công nghệ lên não bộ và làm giảm mức tập trung của bé như thế nào các bố/mẹ xem ở đây:
https://khoahoc.tv/cong-nghe-co-the-anh-huong-den-tri-nao-nhu-the-nao-51140
Khi quan sát trên lớp học, Liên đã nhận thấy, dù giáo viên có quản nghiêm đến đâu, các con cũng đang làm việc với một tập thể. Con bị áp lực tập thể nên làm nhiệm vụ và tuân thủ các quy tắc của lớp học. Nhưng tố chất quan trọng nhất của 1 người thành công là khả năng tự kỷ luật với bản thân mình. Và việc này phải được rèn tại nhà và với việc học 1 mình. Một đứa trẻ có thể tự làm bài tập về nhà dù khó, dù rất nhiều cám dỗ xung quanh như tivi, điện tử thì sau này lớn lên nó mới có thể theo đuổi được mục tiêu của bản thân mà ko bị sao nhãng hay cám dỗ. Như vậy làm nhiệm vụ về nhà giúp các con rèn nội lực thông qua việc tập trung làm một nhiệm vụ và có yếu tố tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, nhiệm vụ của bố/mẹ khi kèm con học ko phải là xem kết quả đúng sai thế nào, mà là rèn cho con nếp tự ngồi học. Nên nhớ, dạy các con kiến thức là nhiệm vụ của giáo viên, phát hiện vấn đề của con khi ngồi học cùng con thì tốt, nhưng rèn con tự học mới là nhiệm vụ của bố mẹ. Với những trẻ ko tập trung, bố/mẹ nên bắt đầu hướng dẫn con ngồi bàn từ 5 tuổi, trong suốt 1 năm trước khi vào lớp 1 nên giao cho con ngồi vẽ, ngồi chơi, ngồi đọc sách ở cái bàn của con, sau đó khi vào lớp 1 con có nề nếp thì lúc đó việc ngồi bàn làm nhiệm vụ về nhà là hết sức dễ với các con. Chúng ta ko dạy trước kiến thức hay cái gì cho con cả, nhưng chúng ta cần rèn con kỹ năng tự kỷ luật để con thành công trong học tập và cuôc sống sau này, đó là nhiệm vụ của bố/mẹ.
o Thứ 3, nhiệm vụ về nhà giúp con làm quen với nhiều nhiệm vụ khác nhau, phải phát huy tính sáng tạo của học sinh và ko làm các con nhàm chán. Để làm được điều này, nhiệm vụ về nhà phải đa dạng và nhiều loại: ví dụ hôm thì nghe CD tiếng Anh, hôm thì phiếu bài các môn, hôm thì vẽ sơ đồ tư duy, có hôm thì quay clip nói tiếng Anh. Nhiệm vụ về nhà nhiều khi còn là cơ hội để các con thể hiện cho bố mẹ ở nhà xem con học thế nào, nhiều khi các cô còn lôi kéo bố mẹ vào cuộc như: con hãy phỏng vấn bố mẹ về một ngày của bố mẹ, em hãy dạy bố mẹ đoạn hội thoại về bản thân em và quay lại, em vào máy tính và tìm hiểu thông tin về 231 cái tát…. Để nhằm giúp các con phát triển năng tự tìm kiếm thông tin, sử dụng công nghệ, ôn lại kiến thức, phát huy năng khiếu. Đấy là lý do tại sao các học sinh được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau chứ ko chỉ là phiếu. Mình đã sang các trường bên Úc, tham quan các trường UNIS, trường Concordia, hay các trường song ngữ. Tất cả các trường đều có giao nhiệm vụ về nhà, bạn nào ko làm bị cô phạt (thường là ghi lại hệ thống lỗi và báo lên gặp cố vấn trường học hoặc hiệu trưởng). Tuy nhiên, phụ huynh họ rất hiểu, nhiệm vụ về nhà là để các con rèn các kỹ năng mà ở lớp ko thể rèn cho 25 học sinh, nên phụ huynh cùng đồng hành để con cái sẵn sàng cho tương lai. Không vì thế mà phụ huynh biến mình thành người dạy kiến thức, phụ huynh biến họ thành người dạy kỹ năng cho con. Nếu với phụ huynh có con từ lớp 2, hãy dạy con cách tự mở máy tính để mở file nghe, từ lớp 3 hãy dạy con cách tra từ điển trên máy, lớp 4 nên hướng dẫn con tìm kiếm thông tin trên internet cho bài tập.
o Thứ 4, nhiệm vụ về nhà tăng tính kết nối giữa con và gia đình. Cha mẹ hãy nhìn lại xem, nếu mỗi ngày với 1 trẻ lớp 1 và 2 chúng ta chỉ bỏ ra 20-30 phút một ngày cho con thì liệu đó có phải là một áp lực hay ko, lại thêm việc chúng ta ko hề dạy kiến thức mà chỉ là người đồng hành, rèn con kỹ năng tự học. Thay vì thời gian đó con xem tivi, chơi điện tử, chúng ta cùng con nghe CD tiếng anh, hào hứng động viên con nói cho bố mẹ nghe rồi khen con, rồi động viên con làm các phiếu và động viên con khi con làm xong, rồi kể cho con nghe ngày xưa mình học thế nào, rồi cùng lên mạng tìm kiếm thông tin bài học với con. Phải chăng đó là một cơ hội tuyệt vời bên con, cùng con trưởng thành mà chúng ta lại từ chối chỉ vì chúng ta sợ áp lực ko có thời gian bên con.
3. Vậy bài tập về nhà có nhiều ích lợi như vậy, cha mẹ thường gặp những tình huống gì và tháo gỡ ra sao?
– Vấn đề 1: Khi con khó khăn khi làm bài tập về nhà
Khi con ko hoàn thành bài tập trong thời gian như nêu trên như lớp 1 là 20p, lớp 2 là 30p, lớp 3 là 40p, lớp 4 là 50p, lớp 5 là 60p và tăng dần theo các năm sau và tối đa 2,5h khi cấp 3 Lập tức phụ huynh cần hỏi các phụ huynh khác xem các bạn có hoàn thành không. Nếu 70% lớp có năng lực hoàn thành lúc này vấn đề là của riêng con. Có thể con kém tập trung, có thể con bị kiếm khuyết học tập, có thể con gặp vấn đề về tiếp thu trên lớp mà cũng có thể do cách truyền đạt của giáo viên chưa phù hợp với con. Bố mẹ hãy liên hệ ngay với giáo viên và phản hồi về việc con gặp khó khăn và cùng giáo viên tìm ra giải pháp. Có thể giảm bớt lượng bài về nhà, có thể đưa ra dạng bài dễ hơn cho con.
– Vấn đề 2: Nếu phụ huynh không có thời gian, Khi con có bài tập về nhà, hãy đồng hành với giáo viên nhắc nhở con làm bài tập, hãy để giáo viên có biện pháp hệ quả, giáo dục con phù hợp nếu con ko làm bài. Bởi mục tiêu là các cô và chúng ta rèn con có trách nhiệm chứ ko phải là học kiến thức. Do đó, các cô có thể cho con làm bù vào giờ ra chơi, rồi phụ huynh sẽ cho con ở nhà cuối tuần làm bù bài thay vì đi chơi. Rèn con ngồi bàn từ từ, mới đầu ngồi kèm với con, sau đó cho con ngồi 5p rồi mình quay lại kiểm tra, rồi tăng dần lên 10p mình quay lại kiểm tra, rồi 15p, rèn từ từ để rồi con có năng lực tự ngồi và tự học. Nên có biện pháp thưởng, hệ quả phạt công minh mới có khả năng rèn con.
– Vấn đề 3: Khi con kém kỹ năng: khi nhìn thấy con chưa có kỹ năng tự ngồi bàn, khi con chưa có kỹ năng tự mở CD, khi con chưa có kỹ năng quay CD, hãy dạy con từng chút một, dần dần. Các kỹ năng này các thầy cô đâu thể rèn con, nên mình hãy rèn con để con trở thành người tự lập nha.
– Vấn đề 4: Khi con ko thích một bài tập nào đó. Bố mẹ hãy dạy con trở thành người có trách nhiệm, ko thích cũng sẽ phải làm bởi đó là trách nhiệm và quy định, con có thể làm ra kết quả ko tốt vì ko thích nhưng con vẫn phải làm. Và hãy dạy con, cuộc sống ko phải lúc nào con cũng được làm mình thích, do đó, những người kể cả việc ko thích cũng làm tốt và thản nhiên trước việc mình ko thích mà vẫn làm mới có thể thành người bản lĩnh và thành công. Con hãy rèn mình thành người bản lĩnh nhé. (đương nhiên, việc ko thích nhưng phải theo quy định pháp luật, chứ việc trái đạo đức, trái pháp luật thì dù có dao kề cổ con cũng nên khéo léo biết từ chối để thoát thân.
Phụ huynh Hãy luôn nhớ biến giáo viên thành cứu cánh cho phụ huynh khi ko biết ứng xử thế nào, và giáo viên phải biến đồng nghiệp hay tổ trưởng của mình hay Ban giám hiệu thành cứu cánh cho mình khi gặp khó khăn với những học sinh chây lười, ỳ, mất gốc, mất kiến thức
Còn một nhắc nhở nữa. nếu phụ huynh nào tự dạy được con sự tự học, tự tập trung, tính trách nhiệm, giúp con theo bài trên lớp tốt bằng những cách khác thì ko cần cho con làm nhiệm vụ về nhà, và cứ trao đổi thẳng thắn với giáo viên là được. Có nhiều bố/mẹ là những nhà giáo dục giỏi nên họ có những cách khác để dạy con. Do đó, nhiệm vụ về nhà chả bao giờ là bắt buộc và cũng chả có đúng sai khi giao hay không giao bài tập về nhà.
Chúc các bạn nuôi dạy con thành công, hãy nhớ biến khó khăn của việc phải học, thành cơ hội rèn con sự bản lĩnh, khả năng xử lý tình huống và tính tập trung, tình yêu thương, sự kết nối với thành viên trong gia đình mới là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục
Lien eth Nguyen
28/11/28
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.