Mình hay viết chỉ để lưu giữ lại những cảm xúc với con cái. Không ngờ nhiều mẹ chia sẻ. Mình sợ nhất mọi người làm theo hoặc hiểu nhầm nên phải viết lại cặn kẽ lý do và nguyên nhân cách mình giáo dục con. Mọi người hãy hiểu thật kỹ và xem xét nên hay ko nên áp dụng. Với mình giáo dục ko có đúng sai, ko nên tranh luận mà chỉ là phù hợp hay ko phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình.
Xuất phát từ việc bản thân là người làm kinh doanh, lại đặc biệt hay ngâm cứu về dân tộc Do Thái: từ tôn giáo, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cũng như ngưỡng mộ dân tộc có tinh thần quật cường. Chưa kể mình rất hay đọc các sách về các doanh nhân như: Thế giới quả là rộng lớn và có nhiều việc để làm, Mã Vân, Warren Buffet, George Soros, Gia tộc Rothschild…. Nên phong cách dạy con của mình bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cách dạy con Do Thái và đậm chất kinh doanh. Trong đó 2 phẩm chất mà mình theo đuổi là phẩm chất doanh nhân và tinh thần chiến binh.
Để con có tinh thần chiến binh: tinh thần ko ngại khó ko ngại khổ, vứt đâu cũng sống được, sẵn sàng đối mặt với thử thách để theo đuổi triết lý sống của cuộc đời và phẩm chất doanh nhân: nhìn đâu cũng thấy cơ hội tạo ra giá trị. Giá trị đó ko chỉ đem lại cho bản thân mà còn cho cả xã hội, mình đã tự xây dựng chương trình dạy con để xây dựng phẩm chất doanh nhân và tinh thần chiến binh. Mình cũng chỉ định áp dụng với con trai nên nhà nào có con gái thì nên bỏ qua kiểu nuôi con này.
1. Việc một, tinh thần chiến binh. Cuộc sống là một trải nghiệm dài và hạnh phúc là luôn nỗ lực theo đuổi 1 mục tiêu nào đó. Cách dễ nhất để con có thể có khả năng vứt đâu cũng sống được là cho con sống một cuộc sống đòi hỏi phải lao động liên tục và giúp con tự lập. Nhưng áp lực này chỉ nên đến từ công việc chứ cha mẹ ko nên gây áp lực tinh thần cho con cái. Cho con liên tục làm việc kèm theo sự khen ngợi là món quà giá trị nhất với con. Khi đứa trẻ tin mình có giá trị và có ích nó có thể làm nhiều việc và giúp mở rộng tầm nhìn của nó.
Mình vẫn nghĩ rằng cho con lao động vất vả hơn chúng bạn 1 chút và liên tục khen ngợi, giúp con có cảm giác mình là người thành công khi làm việc, mình đã trưởng thành thì tốt hơn nhiều lần bố mẹ ông bà cung phụng, nuông chiều con cái.
Mỗi lần Nhím nấu cơm, được bữa ngon cả nhà ăn hết vèo thì bản thân Nhím nhà mình vui hơn nhiều là được bố mẹ nấu cho rồi đến bữa Nhím còn ko chịu ăn vì món ko hợp khẩu vị.
2. Phẩm chất doanh nhân: làm ra tiền và giúp tạo công ăn việc làm cho xã hội chính là tạo phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì quan điểm như vậy nên nhất quyết với mình một người có ích phải có thể biến cơ hội thành giá trị thực.
Thế nên mình xây dựng chương trình giáo dục phẩm chất doanh nhân khi các con từ 2 tuổi.
Có lẽ các phụ huynh đều sử dụng tiền hàng ngày. Nhưng có thực sự quan tâm và đưa ra lộ trình dạy con quản lý tài chính ko thì có lẽ cũng ít người làm.
Việc dạy con biết cách chi tiêu, biết chế ngự và kiểm soát dòng tiền, tích lũy cho tương lai là rất quan trọng.
1. Từ khi con tầm 2-5 tuổi
Ở độ tuổi này sở thích của con là đòi mua mọi thứ. Và trách nhiệm của phụ huynh là giới hạn sự mua sắm của con. Đồng thời giải thích cho con mua đồ phải mất tiền và nhà thì có việc phải tiêu ko thể mua sắm bừa bãi. Đồ chơi chỉ mua vào các dịp: sinh nhật, 01/06, trung thu, noen và tết âm lịch khi con được mừng tuổi.
Việc này mẹ phải kiên quyết và rắn vì nhiều khi trẻ nhỏ sẽ ăn vạ, khóc, mếu đòi mua đồ. Cu thứ 2 nhà tớ nó làm đủ trò và 1 món đòi nó có thể ì èo cả tuần chứ ko phải 1 ngày. Nhưng quyết tâm vẫn là quyết tâm.
Lúc này đứa trẻ sẽ hình thành suy nghĩ: tiền là cái gì đó có thể mua nhiều thứ và cũng rất thú vị nhưng cũng rất khó có.
Khi đi siêu thị hay mua đồ cho gia đình sẽ cho con lựa đồ và thanh toán. Cảm giác của con vô cùng vui khi được trả tiền và con biết muốn mua đồ phải có tờ giấy bé bé đổi lại.
2. Khi con từ 5 đến 8 tuổi
– Đọc và tìm hiểu về tiền: nhà mình có rất nhiều sách về tiền và lịch sử dòng tiền, cách tiết kiệm, cách tạo thu nhập. Thi thoảng phải cho bạn ý đọc, đọc cùng bạn ý và cùng thảo luận. Hình thành tư duy, cách hiểu đúng đắn, trang bị kiến thức về tài chính 1 cách bài bản. Mình có tất cả 4-5 bộ sách cho trẻ từ 6-10 tuổi.
– Thực hành quản lý chi tiêu: mình cho con 1 khoản tiêu vặt 5.000 đ 1 ngày. Phát 1 tuần 1 lần , 1 tháng cho con 140k. Vì muốn dạy con tiền gắn liền lao động, mọi thứ ko tự nhiên mà có nên khi cho 5k mình gắn với 1 số điều kiện: tự giác làm bài tập về nhà, làm việc cá nhân, hỗ trợ mẹ đổ rác, tưới cây…. gắn vào cái gì tùy cách nghĩ của phụ huynh.
– Tiền mừng tuổi và các khoản được cho thuộc quyền giám sát của phụ huynh, mẹ có thể cho con sử dụng 1 ít nhưng ko bao giờ cho con sử dụng tiền được cho vì đó là đồng tiền ko từ công sức mình mà ra. Đây là khoản tiền mà mình ko thích con có nhất.
– ghi nhớ: khi đã cho tiền thì ko mua đồ chơi, đồ dùng cho con. Khi con muốn mua gì thì phải tự bỏ tiền của con ra mua. Mẹ vẫn mua đồ ăn, đồ dùng cho con vì đây là nhu cầu thiết yếu của con.
3. Từ 9 đến 18 tuổi
Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho con nhà em thì có nhiều thứ lắm để tăng thu nhập. Công việc gì phù hợp thì mẹ phải chủ động cùng con nghĩ ra. Nhà em có mấy cách thế này
– tạo thu nhập thời vụ: bán truyện cũ, bán hàng online, mua đồ về bán cho các bạn ở trường…. con em biết làm cái này từ năm lớp 2…
– các bạn ấy đi trợ giảng cho lớp Tiếng Anh của mẹ. Đây là lý do em mở 1 số lớp Tiếng Anh và chọn các hs giỏi nhất lớp đi làm trợ giảng với giá 20k 1 buổi.
– làm việc cho 1 số vị trí quan trọng như làm marketing, gửi đi làm bồi bàn, bán hàng siêu thị… (nhờ chỗ đó nhận con mình và đưa tiền cho người ta trả lương cho con mình)
Ngoài ra bắt đầu thực hành chia tiền thành các gói chi tiêu và học cách chi tiêu hợp lý. Bài chia tiền thành các gói trên báo rất nhiều. Nhà em hay làm thế này….
– gói cho chi tiêu: 35% thu nhập
– gói tiết kiệm để đầu tư: 40% thu nhập
– gói học tập: 10% thu nhập
– gói giải trí: 10% thu nhập
– gói từ thiện: 5% thu nhập
4. Từ 16 tuổi: kích thích ý tưởng kinh doanh và triển khai ý tưởng. Cần hỗ trợ hết sức cho con để khuyến khích phẩm chất doanh nhân cho con. Tham gia 1 số kỳ thi khởi nghiệp….
Hướng con tới các tác phẩm kinh tế lớn: quốc gia khởi nghiệp, phi lý trí, tâm lý học hành vi khách hàng, chiến tranh tiền tệ, khủng hoảng kinh tế mỹ 2009, lập chiến lược và kế hoạch marketing, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân lực, tâm lý tội phạm……..
Đồng thời con bắt đầu phải cùng bố mẹ lên kế hoạch tài chính cho việc đi học đại học. Thường thì mình dự tính bố mẹ cho 1/3 chi phí, học bổng 1/3 và con tự kiếm 1/3.
Xin hết lộ trình và chúc phụ huynh thành công trên con đường giáo dục con cái
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.