#hocsongsongctMyvaVietnam
CHIA SẺ NHỮNG NĂM ĐẦU HỌC CHƯƠNG TRÌNH MỸ – VIỆT (PHẦN 3)
Như đã hứa với các gia đình homeschool, mỗi 2 tuần mình sẽ cố gắng chia sẻ lại quá trình dạy con song song hai chương trình Mỹ và Việt để các nhà có thể tiếp tục hành trình này.
Thay vì cho con ở nhà hoàn toàn để học homeschool như một số gia đình, mình lại lựa chọn con đường ban ngày học CT Việt – Buổi tối + cuối tuần học CT Mỹ của gia đình mình. Chủ yếu là kinh nghiệm từ bé thứ 2 là nhiều, bởi bé đầu học rất thông minh nên gần như bé học rất nhẹ nhàng, mình không cần phải giúp đỡ con nhiều trong quá trình học song song hai chương trình nhưng bé thứ 2 thì rất khó khăn học tập, do đó mình sẽ hay chia sẻ về cách dạy cho những bé chậm và khó khăn học tập để các mẹ có thêm động lực là dù trẻ thế nào, kiên trì và khéo bố trí thì sẽ làm được thôi. Mỗi tuần mình sẽ chia sẻ một giai đoạn để các nhà có thể dễ dàng nắm bắt quá trình đó.
Hôm nay phần chia sẻ chủ yếu là giai đoạn con từ 4-8 tuổi (hết lớp 2) bởi sau khi viết bài chia sẻ ở độ tuổi lớp 6 thì nhiều nhiều mẹ có con tiểu học mong muốn nhận được nhiều chia sẻ ở độ tuổi bé hơn.
Hồi nhỏ bé nhà mình là một em bé khó tập trung, không ngồi yên được chút nào cả, chân tay con cứ phải liên tục hoạt động, đến khi được 28 tháng, con vẫn chư nói được và bị mất ngôn ngữ, nghĩa là đã nói được 1 vài từ hồi 1 tuổi nhưng sau đó lại ko nói 1 từ nào nữa. Mình đã phải cho con đi học can thiệp để nói được cũng như mời giáo viên về nhà dạy cho con. Can thiệp được 6 tháng, đến 32 tháng con có thể nói những từ đầu tiên. Từ giai đoạn con 28 tháng đó cho đến khi con 4 tuổi, mình đã nỗ lực ban ngày cho con đi trẻ, tầm 3h là có cô giáo đến hỗ trợ riêng đến 5h30 và 5h30 là mình đã có mặt ở nhà để tiếp quản hỗ trợ chơi với con, dạy con đến 7h tối. 7h đến 9h tối lại là lúc con được đưa đi chơi khắp nơi để mẹ kèm anh lớn năm đó vào lớp 1. Anh bé tuy thông minh, cũng không phải là kiểu ngoan ngoãn chịu nghe lời mà cũng nghịch và bưỡng lắm, nên cũng cần rèn trong mấy năm đầu đi học.
Toàn bộ việc nhà, hồi đó mình bàn giao cho giúp việc còn việc hỗ trợ con, dạy dỗ hai con là dồn cả lên mình. Cũng may, bé chưa nặng đến mức mình phải nghỉ hoàn toàn ở nhà để kèm con như một số bé khác. Mình rất thích đi làm, được đi làm, nói thật như cứu cánh cho mình tại thời điểm đó để đỡ bị stress khi phải đối diện với việc dạy một đứa trẻ ko hiểu mình nói gì. Cái gì con cũng cần phải được dạy, gần như con ko thể tự học được gì như những trẻ khác.
Đến khi con 48 tháng, với nỗ lực hỗ trợ của mẹ và mọi người trong nhà, con đã có thể nói được, diễn đạt được các ý của mình ở mức các câu ngắn đơn giản và hiểu được các câu ngắn đơn giản. Tuy nhiên con ghép câu còn chưa trật tự và hay nói ngược.
Lúc đó, anh của con đã có vốn tiếng Anh kha khá rồi, có thể tự tin giao tiếp với giáo viên bản ngữ. Nhìn anh con, mẹ lại thấy rất là xót xa cho con. Nên mình bắt đầu dạy tiếng Anh cho bé. Hồi đó, khi mình dạy tiếng Anh cho bé, bố bé , bà bé hay bất kỳ ai biết tình trạng của bé đều nói : “ học tiếng Việt chưa xong thì tiếng Anh cái nỗi gì?” kể cả các thầy cô cũng đều khuyên là cho bé học tiếng Việt đi. Lúc đó, nói thật mình cũng chỉ biết là linh cảm của một người mẹ mách bảo mình, con mình có thể học được Tiếng Anh. Vả lại mình tư duy rất đơn giản, tiếng Anh chỉ là một loại ngôn ngữ, rõ ràng người ngốc nhất cũng nói được tiếng Anh khi đặt họ vào đúng môi trường. Thì ít ra, con mình cũng sẽ học để nghe nói được. Vả lại, con cần có một điểm mạnh nào đó để tự tin với các bạn. Và hồi đó, mình chỉ nhìn thấy 2 thứ mà con có thể khá hơn mặt bằng chung của các bạn là Tiếng Anh (ưu thế của mẹ) và làm đồ khoa học (cũng là ưu thế mẹ có quen biết thầy cô), hai thứ này lại ko đòi hỏi phải thật là thông minh mới làm được và tụi trẻ con thì rất thích chơi cùng đồ khoa học do con làm, nhờ có các đồ khoa học nên con hòa nhập tốt hơn. Về sau qua trải nghiệm dạy bạn thứ 2 này, mình mới thấy đôi khi mọi người xung quanh thì rất có ý tốt muốn con mình tốt và hướng mình dạy con theo trải nghiệm của họ. Nhưng bản thân làm cha mẹ, mình phải tự quan sát và cảm nhận con mình để đưa ra một quyết định giáo dục phù hợp chứ ko phải họ là chuyên gia thì họ sẽ đúng. Và nếu mình nghe lời các chuyên gia và mọi người thì giờ con mình đã không được như bây giờ.
HÀNH TRÌNH ĐỒNG HÀNH VỚI CON NHƯ THẾ NÀO?
Thực ra việc kèm cặp con diễn ra toàn diện ở tất cả các mặt. Nhưng mình sẽ chỉ chia sẻ phần học tiếng Anh với con như thế nào để con có thể dần dần theo được hệ Mỹ song song với hệ Việt.
Năm 4 tuổi là lúc chính thức mình mới dám dạy con tiếng Anh, bởi vì con mình chậm ngôn ngữ. Nếu các gia đình nào có con nhạy ngôn ngữ, nó thạo tiếng mẹ đẻ sớm thì có thể cho học sớm hơn. Nhớ là đứng cho con học qua app hay màn hình tivi quá nhiều. Việc học ngô ngữ là qua giao tiếp trực tiếp qua giọng nói, cử chỉ, nét mặt và năng lượng của người giao tiếp chứ ko phải chỉ học qua từ và tiếng, hình được phát qua tivi. Do đó, mình có sử dụng phần mềm và clip nhưng ko quá 30-45 phút/ngày ở độ tuổi 4-6 tuổi và ko quá 1 tiếng với độ tuổi 7-9 tuổi trở lên. Nhà mình cũng ko có tivi kết nối cáp, vì con chậm nói nên những thứ đó là thứ bị cấm ở nhà, mãi đến năm con 9 tuổi về nhà hiện tại ở mới có cái tivi có internet. Mỗi ngày thông thường buổi tối mình dành 45 phút cho con học tiếng Anh và thi thoảng khi thấy con sẵn sàng mình có giao tiếp với con bằng tiếng Anh trực tiếp. Vậy mình dạy gì cho con.
Link bán Bộ đĩa ở đây nhé
Ví dụ hôm nay xem đĩa chào hỏi của gogo: Hello what your name thì mình cũng áp dụng mẫu câu đó để hai mẹ con chơi cùng nhau và diễn vai Gogo và các nhân vật. Con mình rất thích các cách chơi diễn vai như thế.
https://www.youtube.com/watch?v=qeRshSaCw4o&t=83s
Các học Gogo và các chuyện trên youtube là mình cùng con cứ kể đi kể lại như con vẹt và diễn lại cho con hiểu ngữ cảnh và cách áp dụng, ko cần dịch ra tiếng Việt nhé. Ví dụ hình ảnh con mèo đá con chuột thì mình nói là: I’m a cat, you’re a mouse. I kick you. Rồi mình làm hoạt động, con sẽ dần biết sử dụng các mẫu câu.
Mình chỉ chọn các bộ truyện chỉ diễn ra rất ngắn, nói chậm từ 2-4 phút thôi, dài và khó quá con ko hiểu và nhại lại và thuộc được.
Ví dụ: câu chuyện này là hợp.
https://www.youtube.com/watch?v=CJ1sIjoTAXs
Ở giai đoạn này ngoài việc con học 2 buổi 90p với GVNN để tăng giao tiếp, và chuyển sang xem Peppa pig , là hoạt hình ở dạng dài hơn khoảng 10-20 phút thay vì gogo và các clip ngắn 1-2 phút, rồi mẹ với con giao tiếp với nhau hàng tối. Link ở đây:
https://www.youtube.com/watch?v=KS_yjPqn7Ns
Mình bắt đầu cho con chính thức học Razkids để tăng khả năng đọc sight words và học phonic một cách bà bản ở Reading egg. Hồi đó mình đọc Razkids là in truyện ra cho con học trên giấy, và cho con trả lời từng chút một, mỗi truyện đọc theo các bước sau:
Mỗi ngày chỉ nên dành cho Razkids 10-30p thôi nhé
Bước 1 – Ngày 1: Cho con đọc đủ 3 nút nghe, đoc bằng mắt + ghi âm và trả lời câu hỏi, bước này là bước đọc vỡ. Chỉ chạy theo máy, hoàn toàn ko cần tra từ điển hay biết nghĩa gì cả.
Bước 2- Ngày 2-3: Cho con nghe và đọc lại bằng mắt câu truyện, từ nào ko biết nghĩa, ko đoán ra nghĩa có thể tra từ điển với các bố mẹ ko biết Tiếng Anh, bố mẹ biết Tiếng Anh có thể mô phỏng, giải thích cho con hiểu nghĩa từ đó bằng tiếng Anh. Bước này diễn ra lặp đi lặp lại 2 ngày
Bước 3 – Ngày 4: Cho con nghe và chép lại truyện mà ko cần nhìn tranh
Bước 4- ngày 5: Con vẽ lại sơ đồ tư duy và tự trình bày lại bằng miệng, mẹ có thể quay lại để con học thật sau.
Nếu như đọc 1 quyển quá nhiều lần làm con chán thì mẹ có thể cho đọc 1 quyển thật sau đủ 4 bước, 2 quyển còn lại đọc nhanh bước 1 và 2. Nhưng nhất quyết phải làm thật sâu 1 quyển và lướt 2 quyển.
Sau khi thấy con làm tốt 1 quyển ở cả 4 bước và làm rất nhanh thì có thể khai thác 1 tuần độ 3-4 quyển. Cũng ko nên làm quá 5 quyển 1 tuần.
Bên cạnh Razkids mình có cho con làm bản giấy bộ cho trẻ mầm non như Analogy Challenges Beginner Level (sách như hình).
Đến tầm 6 tuổi là con nhà mình có thể nghe được trọn vẹn các câu dài, hiểu và trả lời được các câu ngắn, đơn giản ở hầu hết các linh vực cơ bản liên quan đến cuộc sống của con thì mình mới bắt đầu vào chương trình Mỹ.
Học theo Acellus thì rất dễ cứ mở bài ra học theo lộ trình của máy, cứ đạt mỗi bài 85-90% là mình cho con qua. Qua việc học Acellus bằng máy con được mở rộng vốn từ, khả năng nghe các cấu trúc câu như trẻ bản ngữ rất tốt.
Mỗi lần học xong mình đều yêu cầu con ghi chú lại từ mới, take note sơ đồ tư duy, rồi sau đó 1 tuần 1 lần mình cho con chọn 1 bài nghe Khoa học, 1 bài Khoa học xã hội, 1 bài language art để thuyết trình lại.
Thực tế nếu bảo là con chỉ học online mà theo được chương trình tới 5 năm là ko khả thi, mình đã phải bù thêm sách để con làm khá là nhiều. Thường mình và một nhóm các mẹ home school có lọc các nội dung học trong các sách Toán, Khoa học, Khoa học xã hội, nghệ thuật ngôn ngữ của trẻ tiểu học Mỹ để cho con làm ôn tập thêm. Nhờ phần lớn làm trên cách sách này con mới có sự tiến bộ và theo kịp các bạn bên kia. Đến năm con lớp 3 thì con đang học giữa lớp 2 và thấy con học có vẻ dễ nên mình có nhảy cóc cho con học luôn lớp 3. Vậy mà con cũng học được nữa.
Sau này kiến thức nặng hơn thì mình chỉ cho con học sách 3 môn Toán, Khoa học và nghệ thuật ngôn ngữ thôi. Lớn dần thì số lượng sách mình phải bổ sung cũng ít dần đi.
Trong đó đặc biệt mình phải cải thiện phần viết (hiện có bộ Write wright và bộ great writing là rất hay) và rèn nói cho phong phú hơn của con qua các hoạt động thuyết trình và viết khá nhiều.
Các mẹ cũng hay hỏi mình dùng sách gì, thì mình ko có dung cố định một sách gì cả mà thường là tìm mỗi quyển 1 ít tài liệu hợp với nội dung con học và đưa vào vừa đủ để con ko bị quá tải. Đừng ham nhiều quá sẽ khiến con bị mệt và sợ học. Tuy nhiên nếu các mẹ ko thể tìm được từng nội dung tốn thời gian thì tập trung vào quyển Envision Math và Envision Science của nhà xuất bản Person. NXB này cũng khá nổi tiếng và được các giáo viên bên Mỹ sử dụng khá là nhiều.
Tài liệu mình hay dùng bổ trợ nhất là:
MÔN LA:
– Bộ New round up
– Bộ reading comprehension của Carson Dellosa
– Bộ dạy viết Write rright
– Đọc thêm Razkids
MÔN TOÁN:
– Bộ California Mathematics -Macmillan – Mc graw Hill
KHOA HỌC
– SCOTT Foresman science + các sách tập làm thí nghiệm khoa học và mình cùng con làm rất nhiều hoạt động khoa học.
SOCIAL STUDIES
Mình chỉ dùng bộ truyện đọc củng cố chứ ko dùng sách học Social studies và mình thấy con học qua các câu chuyện rất phù hợp.
Vì con nhà mình quen với việc học chương trình Mỹ do mẹ mày mò như vậy rồi nên con đã vào nếp, mình cứ tuần tự cho học bài tiếng Anh trên lớp, ôn đầy đủ bài trên lớp (con học rất nhanh).
Sau đó học online 30-40 phút và sau đó làm các phiếu bài bổ trợ cho các môn.
Một tuần 2 buổi mình có tổ chức nhóm các gia đình home school để sinh hoạt và dạy cho các bé cùng độ tuổi con mình để học cho có thêm hứng thú, vả lại mất công dạy thì dạy 6-10 bé sẽ bõ công tìm kiếm tài liệu hơn là chỉ để dạy 1 mình con nhà mình.
Một số lưu ý cho Phụ huynh:
English Thinking Club
Nhà BT1-E9,
Khu ĐTM Trung Văn,
Quận Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0936301636
Hotline: 0914581828
englishandthinkinghome@gmail.com
Chúng tôi giáo dục, đào tạo công dân việt nam có năng lực hội nhập toàn cầu.
Do đó, chúng tôi giúp các bạn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, làm chủ tư duy thông qua hệ thống chương trình giáo dục của mình.